Sống sao cho vừa lòng sếp khó tính?

19/05/2018 15:16 PM | Sống

Trong môi trường công sở sẽ có nhiều người may mắn được "dưới trướng" những vị sếp thân thiện, hiểu nhân viên nhưng cũng có không ít người gặp phải những vị sếp khó tính, khó chiều. Phải làm sao để chung sống với kiểu sếp này, liệu bạn sẽ đứng dậy phản kháng hay nghỉ việc?

Những tuyệt chiêu này sẽ cứu vớt bạn trước tình thế phải đưa ra quyết định cuối cùng là rời công ty và tìm một vị trí mới, cầu mong gặp được vị sếp "thiên thần".

Có được lòng tin của sếp

Với những vị sếp luôn nghi ngờ sự chăm chỉ của nhân viên, khiến cấp dưới bực bội và mệt mỏi, hãy nộp báo cáo cho sếp sau mỗi ngày làm việc, cho biết bạn đã làm những công việc gì trong ngày hôm đó. Điều này giúp bạn phá tan sự nghi ngờ ở sếp và bạn sẽ yên tâm làm việc hơn.

Sống sao cho vừa lòng sếp khó tính? - Ảnh 1.

Để chiếm được sự tin tưởng của họ thì bạn cần nhiều hơn thời gian và sự cố gắng. Trước hết hãy thể hiện mình là người có khả năng bảo mật cao trong suốt quá trình làm việc với sếp. Đặc biệt bạn không khi nào được phép chia sẻ thông tin liên quan đến sếp với các đồng nghiệp khác. Nếu cảm thấy không thể tin tưởng được bạn thì sếp sẽ không bao giờ yên tâm giao cho bạn những dự án quan trọng. Chỉ khi bạn có được sự tin tưởng từ họ thì bạn mới có thể thực hiện bước tiếp theo đó là chứng minh năng lực của bản thân.

Tìm hiểu rõ về vị sếp khó tính của mình

Biết người biết ta trăm trận trăm thắng. Nếu bạn đang giữ vị trí trợ lý cho sếp hãy cố gắng tìm hiểu rõ tất cả mọi thứ có thể về vị sếp khó tính của mình. Sếp kiểm soát chặt chẽ với tất cả mọi người hay chỉ với bạn? Nếu họ chỉ làm thế với bạn thì hãy tìm hiểu xem sếp đã từng làm việc với trợ lý chưa? 

Phải chăng sếp không quen làm việc với trợ lý, không hiểu vai trò của bạn ở bên cạnh họ là gì và bạn có thể làm gì để giúp họ thay đổi? Hãy quan sát cách làm việc của sếp và tìm hiểu xem tại sao sếp lại quản lý bạn chặt chẽ như vậy. Điều đó giúp cho sếp làm việc cực kỳ hiệu quả và luôn đưa ra quyết định đúng đắn hay chỉ đơn thuần là vì sếp muốn kiểm soát?

 Sếp lo sợ nhân viên làm hỏng việc hay chỉ là họ thích tham gia vào từng chi tiết nhỏ nhặt trong công việc? Khi bạn hiểu rõ phong cách quản

Bắt đầu từ những việc nhỏ nhất

Sống sao cho vừa lòng sếp khó tính? - Ảnh 2.

Bạn có thể bắt đầu bằng việc làm tốt từ những nhiệm vụ nhỏ nhất. Ví dụ, soạn thảo, in ấn văn bản đúng với định dạng mà sếp thường làm. Đừng hỏi họ nếu bạn có thể thực hiện nó một cách hoàn hảo – hãy cứ hoàn thành và chuyển cho họ xem. Ban đầu thì những nhiệm vụ nho nhỏ sẽ dễ hoàn thành và dễ làm hài lòng họ hơn là những nhiệm vụ lớn. Cứ tiếp tục với những bước nhỏ và bạn sẽ thấy tác dụng của nó.

 Sau vài tuần bạn có thể cho họ xem những việc mà bạn đã thay họ hoàn thành – nếu họ phản ứng một cách tích cực thì hãy đề nghị họ cho phép bạn thực hiện những công việc đó thường xuyên. Rõ ràng những việc nhỏ nhặt này nên là nhiệm vụ hằng ngày của bạn mà không cần phải cân nhắc nhiều. Nhưng nếu bạn không may là nhân viên dưới quyền một vị CEO quản lý cả những vấn đề cỏn con như vậy thì đây đúng là tình huống nan giải.

Luôn chia sẻ thông tin

Khi bạn có được một số quyền tự chủ trong công việc thì hãy luôn nhớ cập nhật tất cả mọi thông tin cho sếp. Nếu không được cung cấp thông tin, họ sẽ lo lắng và bắt đầu kiểm soát mọi thứ trở lại. Cho dù họ có giao trách nhiệm cho bạn thì cũng không có nghĩa là họ sẽ không quay trở lại với phong cách quản lý cũ, đặc biệt là khi họ đồng ý cho bạn làm việc trong một dự án lớn hơn hoặc quản lý nhiều công việc hơn. 

Hãy đảm bảo luôn cung cấp cho sếp đầy đủ thông tin kịp thời (thậm chí trước khi họ yêu cầu), điều đó giúp họ cảm thấy bản thân vẫn đang kiểm soát mọi việc. Mặc dù bạn cảm thấy hết sức phiền phức thì trên thực tế bạn đã và đang có thể tham gia vào nhiều việc hơn.

Giao tiếp

Sống sao cho vừa lòng sếp khó tính? - Ảnh 3.

Giao tiếp là chìa khóa để hóa giải vướng mắc trong mối quan hệ sếp – nhân viên như thế này. Hãy chắc chắn rằng bạn thường xuyên trao đổi với vị sếp khó tính của bạn. Hằng ngày bạn nên có một cuộc họp riêng để họ biết được những gì bạn đang làm (và những gì bạn có thể làm). 

Nếu bạn đã thử tất cả các cách mà không thể cải thiện tình hình thì hãy trao đổi vấn đề này với họ. Nếu bạn thật sự quyết định làm như vậy thì hãy đưa ra các bằng chứng về phong cách quản lý vi mô của họ và ảnh hưởng của nó đến bạn.

 Bạn cũng cần đề cập đến tác động của nó đối với chính sếp, rằng nó khiến sếp không có đủ thời gian để xử lý các công việc quan trọng khác ra sao, hay nó khiến cho các nhân viên không được phép sáng tạo như thế nào, hoặc nó khiến sếp quá tập trung vào những việc nhỏ khiến cho những việc quan trọng không đạt được kết quả tốt – bạn nên giúp sếp tối đa hóa năng suất của họ.

*Nội dung trích cuốn "101 mẹo đối phó với sếp", Minh Phương biên soạn.

Diệu Bảo

Cùng chuyên mục
XEM