Sống nghèo khó ở nơi toàn quý tộc, cha đẻ của Andersen đã làm gì giúp ông trở thành nhà văn nổi tiếng?

11/06/2019 19:33 PM | Sống

Ngoài những câu truyện đặc sắc lưu truyền qua nhiều thế kỷ, nhà văn vĩ đại người Đan Mạch Andersen còn có một người cha vĩ đại – người đã tạo cho ông thời thơ ấu ngập tràn những điều cổ tích.

Tuổi thơ bị xa lánh vì nhà nghèo

Nhắc đến nhà văn người Đan Mạch Andersen, chúng ta nghĩ ngay đến những câu chuyện cổ tích nổi tiếng như: "Cô bé bán diêm, Nàng tiên cá, Cậu bé không ngoan ngoãn, Con gái của vua vùng đầm lầy"...

Những chi tiết hấp dẫn, kỳ thú và giàu trí tưởng tượng của mỗi câu chuyện lại có một thế giới thần kỳ khác nhau.

Trí tượng tượng giàu có đó của Andersen không chỉ có tài năng thiên bẩm mà nhờ đến phương pháp nuôi dạy con chính xác từ người cha.

Từng bước đã mở ra cho ông một cách nhìn ngày càng sâu rộng đối với thế giới tâm linh phong phú, muôn sắc màu.

 Sống nghèo khó ở nơi toàn quý tộc, cha đẻ của Andersen đã làm gì giúp ông trở thành nhà văn nổi tiếng? - Ảnh 1.

Chân dung nhà văn Hans Christian Andersen (1805 – 1875).


Andersen sinh ra ở Odense, Đan Mạch vào ngày 2/4/1805. Gia đình của ông có hoàn cảnh rất bình thường, cha ông là thợ đóng giày, mẹ là một phụ nữ giặt ủi và người bà thỉnh thoảng đi xin thức ăn.

Trong khi nơi mà ông sống là nơi mà toàn quý tộc và tầng lớp giàu có.

Từ khi còn nhỏ, Andersen đã không có bạn, những đứa trẻ trong tầng lớp quý tộc không cho phép chúng đến gần với Andersen vì coi đó là sự hạ thấp sự văn hóa, bần hèn không tương xứng.

Cha của ông vô cùng tức giận nhưng trước mặt đứa con trai bé bỏng của mình thì chưa bao giờ ông bộc lộ điều đó.

Thay vì khuyên nhủ, đưa ra lý lẽ thì ông đã thực hiện bằng chính hành động. Ông nói với Andersen: "Con yêu, các bạn không chơi với con, cha sẽ cùng chơi với con".

Cha tạo ra thế giới cổ tích cho con

Ngôi nhà gia đình Andersen sinh sống giống như một ngôi nhà ở tạm của những kẻ vô gia cư. Không gian bên trong vô cùng nhỏ bé, chỉ đủ chứa một chiếc giường cũ đã sắp gãy, không có chỗ chơi cho trẻ con.

Nhưng dưới bàn tay khéo léo và đầu óc sáng tạo độc đáo của mình, cha đẻ của Andersen đã biến nó thành một nơi trưng bày của sách, tranh và đồ sứ trang trí.

Giá sách kê những quyển truyện cổ tích, bài hát thiếu nhi và có cả hình ảnh vui nhộn được vẽ trên cửa sổ.

Trong khoảng thời gian thơ ấu của mình, người giúp Andersen có những kỷ niệm đẹp nhất, vui tươi nhất và có những ước mơ, sáng tạo trong thế giới thần bí chính là người cha của ông chứ không phải là những người bạn bè hay ai khác xung quanh.

Hàng đêm, cha của Andersen vẫn thường đọc cho ông nghe về những câu chuyện cổ tích nổi tiếng như Nghìn lẻ một đêm và một vài tác phẩm kịch của những nhà viết kịch nổi tiếng Đan Mạch Holborn, Shakespeare.

Ngoài diễn tả bằng những lời kể, cha của ông còn sử dụng những con rối để diễn lại giúp cho Andersen hiểu rõ hơn diễn biến câu chuyện. Từ đó, trí tưởng tượng và những cảm xúc trong lòng của cậu bé cũng lớn lên từng ngày.

 Sống nghèo khó ở nơi toàn quý tộc, cha đẻ của Andersen đã làm gì giúp ông trở thành nhà văn nổi tiếng? - Ảnh 2.

Cha của Andersen đã làm được điều mà ít ai có thể: Ông đã trở thành một người bạn, một người cha, một người thầy đem những điều tuyệt vời của thế giới thần kỳ đến cho Andersen.

Cha của Andersen còn dạy ông cách quan sát những cảnh vật và hình tượng xung quanh bằng cách ra đường xem những người thợ làm việc chăm chỉ, những ông cụ, quý tộc ngồi trong xe ngựa.

Những điều đó đã là nền tảng để Andersen viết nên câu chuyện cổ tích đầy ý nghĩa Cô bé bán diêm nổi tiếng khắp thế giới.

Cha đẻ Andersen đã làm điều cho con trai mình mà ít ai có thể làm được thay vì những lý lẽ suông hay thúc ép con.

Ông đã trở thành một người bạn, một người cha, một người thầy đem những điều tuyệt vời của thế giới thần kỳ đến cho Andersen.

Ông giúp cho con mình có những cảm xúc chân thật nhất, cách nhìn về thế giới xung quanh thật nhẹ nhàng, tỉ mỉ và đầy cảm xúc.

Điều đó đã tạo nên nhà văn nổi tiếng Andersen. Tác phẩm của ông không chỉ vượt qua không gian tầng lớp quý tộc nơi ông đang sống mà còn đi vào tâm trí của biết bao thế hệ thiếu nhi trên thế giới.

Theo Linh Giang

Cùng chuyên mục
XEM