So sánh lãi suất 12 tháng với 24 tháng

23/11/2023 11:05 AM | Kinh doanh

Tùy theo nhu cầu sử dụng tiền, khách hàng có thể cân nhắc lựa chọn gửi tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng hoặc 24 tháng.

Để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, các ngân hàng tung ra nhiều gói tiết kiệm khác nhau, từ ngắn hạn (1 - 6 tháng) đến dài hạn (12 - 24 tháng). Những khách hàng chưa cần sử dụng đến tiền thường chọn gửi tiết kiệm kỳ hạn dài 12 tháng hoặc 24 tháng.

So sánh lãi suất 12 tháng và 24 tháng

Hiện lãi suất kỳ hạn 12 tháng dao động quanh ngưỡng 5 đến 5,9%/năm.

Trong đó, môt số ngân hàng có mức lãi suất kỳ hạn 12 tháng cao là HDBank: 5,9%/năm, Vietcapital Bank: 5,7%/năm, NCB: 5,55%/năm, OCB và Kienglongbank: 5,5%/năm...

Nhóm ngân hàng có mức lãi suất thấp là Vietcombank (5%/năm), Tecombank (5,25%), BIDV (5,3%), Agribank (5,3%).

So sánh lãi suất 12 tháng với 24 tháng - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa)

Lãi suất kỳ hạn 24 tháng dao động trong khoảng 5 - 6,5%/năm. Trong đó, ngân hàng có mức lãi cao nhất là MBBank với 6,50%/năm. Tiếp theo là ngân hàng OCB và HDBank với 6,3%/năm, TPBank và Kienlongbank với 6,0%/năm.

Nhóm ngân hàng có mức lãi suất kỳ hạn 24 tháng thấp là Vietcombank (5%), Tecombank (5,25%), BIDV (5,3%), Agribank (5,3%)...

Có nên gửi tiết kiệm dài hạn?

Với tính chất ổn định và ít rủi ro, gửi tiết kiệm ngân hàng là hình thức đầu tư được nhiều người lựa chọn. Ưu điểm của gửi tiết kiệm ngân hàng là thanh khoản cao, kỳ hạn linh hoạt giúp hình thức này phù hợp với các kế hoạch tài chính ngắn hạn hoặc cho quỹ khẩn cấp. Tuy nhiên, nhiều người không biết nên gửi tiết kiệm dài hạn hay ngắn hạn tốt hơn.

Theo các chuyên gia, khách hàng có nguồn tiền “nhàn rỗi” lớn và chưa có mục đích sử dụng trong thời gian ngắn nên chọn gửi tiết kiệm dài hạn từ 3 tháng trở lên. Đây là hình thức đầu tư an toàn, ổn định và hiệu quả. Khách hàng có thể lựa chọn nhiều kỳ hạn khác nhau như 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng, 24 tháng, 36 tháng...

Ưu điểm lớn nhất của gửi tiết kiệm kỳ hạn dài là lãi suất hấp dẫn, cao hơn gửi tiết kiệm ngắn hạn. Đặc biệt, nếu tất toán trước hạn, người gửi vẫn nhận lãi suất không kỳ hạn.

Vì vậy, nếu muốn huy động vốn nhanh hoặc sử dụng trong trường hợp khẩn nên gửi tiết kiệm ngắn hạn dưới 3 tháng. Trái lại, nếu chưa có nhu cầu sử dụng trong tương lai cũng như chắc chắn về khả năng huy động vốn kịp thời thì nên gửi tiết kiệm dài hạn để được hưởng mức lãi suất cao nhất.


Theo Bằng Lăng/VTC

Cùng chuyên mục
XEM