Sợ chưa đủ tốt, sợ không về nhất, sợ làm người khác thất vọng...: Bạn đang mắc phải hội chứng 'hoàn hảo' rất đáng quan ngại

22/06/2018 10:06 AM | WeLearn

Người mắc hội chứng hoàn hảo thường khổ sở và có thể phát bệnh trầm cảm hoặc lo lắng nếu kì vọng của họ không khớp với thực tế.

Tôi chẳng sợ cá mập, rắn rết hay nhện nhưng điều đó không thể ngăn tôi "nuôi dưỡng" những nỗi sợ không những vô lí mà còn gây hại nghiêm trọng đến bản thân. Một trong những nỗi ám đó chính là nỗi sợ sự không hoàn hảo (atelophobia).

Atelophobia được định nghĩa là cảm giác lo sợ bản thân đang làm một việc không đúng hoặc không đủ tốt. Nói cách khác, đó là nỗi sợ sự không hoàn hảo. "Atelophobia" được ghép bằng hai từ tiếng Hy Lạp: tiền tố Atelo(s) nghĩa là không hoàn hảo và hậu tố phobia là nỗi sợ. Do đó, từ này nghĩa là cảm giác lo sợ về không sự hoàn hảo. Người mắc hội chứng atelophobia thường khổ sở và có thể phát bệnh trầm cảm hoặc lo lắng nếu kì vọng của họ không khớp với thực tế.

Khi làm bất cứ việc gì, họ đều nơm nớp lo lắng rằng nó không ổn, không thể chấp nhận được hoặc hoàn toàn sai trái. Những công việc thường nhật như gọi điện thoại, viết email, ăn uống hay thậm chí giao tiếp với người khác cũng có thể gây khó khăn cho người mắc chứng sợ này. Bởi họ luôn thấp thỏm rằng mình đang phạm sai lầm hoặc thiếu sót trong công việc. Lối suy nghĩ này là mầm sống phát sinh ra ý thức cực đoan về bản thân và cảm giác mình luôn bị phê bình, xét nét.

Người mắc chứng atelophobia thường đặt ra một mục tiêu hoàn hảo trong tiềm thức. Dĩ nhiên, chẳng bao giờ họ đạt được. Vì vậy, họ cảm thấy đau khổ vì mình vô dụng và chẳng làm nên trò trống gì cả. Điều này khiến lòng tự tin và tự trọng của họ ngày càng giảm sút.

Dù thực tế hầu hết những người này cũng thông minh và tài năng không kém gì những người khác trong xã hội, nhưng năng lực của họ lại bị che giấu dưới nỗi sợ thất bại và suy nghĩ bản thân chưa đủ tốt. Họ thường chọn cách không cạnh tranh, từ chối đón nhận thách thức với bất kỳ ai. Họ lịch sự chiều theo ý của người khác, suy nghĩ rằng đằng nào thì mình cũng chẳng thành công.

Đã từng những họa sĩ tài năng tột bậc nhưng lại giấu diếm tác phẩm của mình vì cho rằng mình không hoàn hảo. Thay vào đó, họ vẽ đi vẽ lại, sửa tới sửa lui nhưng chẳng bao giờ ưng ý. Nỗi sợ không hoàn hảo có thể cản trở người ta làm việc hiệu quả, bởi họ luôn sợ rằng mình có thể làm sai và khiển bản thân cũng như những người xung quanh thất vọng.

Một số người thường e dè trong các tình huống tâm lí xã hội. Họ sợ sự không hoàn hảo đến mức cảm thấy mình phải hoàn thành mỗi nhiệm vụ đạt đúng mức mà họ cho là "hoàn hảo". Gần đây, Viện Công nghệ Massachusetts rất quan tấm đến tình hình số sinh viên tự tử gia tăng. Cuộc cạnh tranh đầy căng thẳng nhằm đạt đến hoàn hảo trong một môi trường toàn người ưu tú và thành đạt khiến nỗi sợ không hoàn hảo sinh sôi. Nỗi sợ ấy được thúc đẩy trong cuộc đua không hồi kết và nỗi sợ mình không trở thành người về nhất.

Với nhiều người, "đủ tốt" không phải là một kết quả vừa đủ mà là dấu hiệu của thất bại. Trong văn hóa của chúng ta, thật khó để khiến bản thân bằng lòng với kết quả ‘đủ tốt’. Nhưng khi nói về hạnh phúc và sự thỏa mãn, ‘đủ tốt’ không chỉ là tốt mà là hoàn hảo".

Điều này liên quan đến việc thừa nhận những điều không hoàn hảo cũng như chấp nhận giới hạn của chúng ta. Người khác có thể sở hữu những phẩm chất khiến ta tin rằng "mười phân vẹn mười" hoặc giỏi hơn ta về mặt nào đó. Như vậy cũng có sao đâu.

Trong xã hội hiện đại, bạn nên chấp nhận rằng đôi khi bạn chỉ hoàn thành tốt việc, người ta phát hiện rằng việc chấp nhận kết quả "tốt vừa đủ" có thể mang cảm giác hài lòng và khỏe mạnh. Không cần phán xét sự thất bại. Thay vào đó, hãy cởi mở và chập nhận rằng trên con đường dẫn đến thành công luôn tồn tại nguy cơ thất bại.

Sợ chưa đủ tốt, sợ không về nhất, sợ làm người khác thất vọng...: Bạn đang mắc phải hội chứng hoàn hảo rất đáng quan ngại - Ảnh 1.

Học cách tránh tập trung vào cảm xúc tiêu cực thái quá

Bạn luôn cần lưu trữ vài ký ức tưới sáng, hạnh phúc để có thể áp đảo những cảm xúc căng thẳng khi nó vừa trỗi dậy.

Hãy học cách đánh thức ký ức tươi vui trong tâm trí bạn. Thực hiện việc đó khi bạn bắt đầu nhận ra cảm xúc tiêu cực trỗi dậy mình. Bạn có thể cảm thấy vui vẻ nếu say sưa chìm đắm vào một việc khiến mình vui vẻ.

Mỗi người có một mức độ tự tin nhất định

Điều này nghĩa là trong một không gian và thời gian nhất định, trong điều kiện thích, người ta có thể đối phó với một tình huống hoặc giao tiếp với một người dễ dàng đến mức mọi nỗi sợ đơn giản là biến mất theo thời gian.

Bạn không cần chờ đến lúc vấn đề hoàn toàn biến mất. Khi rắc rối xuất hiện, điều cần làm là tạo ra trạng thái yêu thích của bạn, bởi lẽ việc thường xuyên tạo hứng thú và khơi cảm xúc cho một hành động hiệu quả là cực kỳ cần thiết.

Thứ bạn cần tranh đấu và vượt qua không phải là bản thân nỗi sợ mà là mức độ biểu hiện của nó. Khi bạn nghĩ đến quá nhiều thì bạn càng bị nó lấn át. Sợ hãi là cảm xúc hoàn toàn bình thường của mọi người và chẳng có ngoại lệ nào ở đây. Về bản chất thì những cảm xúc này chỉ là cơ chế tự vệ cổ xưa của mọi sinh vật để phản ứng với hiểm nguy.

Đôi khi để đạt một thành quả nhất định, cần nhận thức được sự tồn tại của vấn đề

Để thật sự loại bỏ nỗi sợ, bạn phải thừa nhận rằng có những giai đoạn và trong những điều kiện nhất định, bạn cảm thấy cực kỳ lo sợ, sau đó chỉ cần học cách sống với suy nghĩ phi lý đó. Để làm được điều này, hãy chấp nhận nỗi sợ và cho phép bản thân được sợ hãi. Bạn sẽ sớm nhận ra mức độ sợ hãi của bạn giảm đi đáng kể.

Học cách tiếp nhận con người thật của bản thân

Mỗi người đều có những phẩm chất khác nhau. Ngày bé, cha mẹ chỉ áp đặt lên ta những hình ảnh "đẹp đẽ" nhất nhưng lớn lên nó lại trở thành nỗi sợ hãi to lớn. Đó là lý do việc chấp nhận bản thân là một người duy nhất rất quan trọng - bạn hãy phát triển, thay đổi và thể hiện mình hoàn toàn khác biệt.

Một số người tin rằng cách tốt nhất để thoát khỏi nỗi sợ là kiên cường nỗ lực loại trừ mọi sợ hãi

Quan điểm này hoàn toàn sai lầm bởi lẽ tình trạng hoàn toàn không biết sợ và không có dấu hiệu lo lắng lại là biểu hiện của một kiểu rối loại tâm thần. Thà âu lo vô lý và sợ hãi vô căn cứ còn hơn liều lĩnh thách thức số phận và kết cục là bỏ mạng lúc mào không hay.

Đừng bao giờ tìm đến rượu để trốn tránh nỗi lo âu không cần thiết

Cách này chỉ làm vấn đề thêm trầm trọng. Trong trường hợp này, những cách giúp ta an thần lại hiệu quả hơn, chẳng hạn như tách trà nóng với bạc hà hoặc sữa nóng pha mật ong.

Dù rằng cách nào đi nữa, nếu loại bỏ được nỗi sợ ám ảnh, chắc chắn bạn sẽ tìm được cảm giác nhẹ nhõm và bình an trong tâm hồn mà bạn chờ đợi bấy lâu nay. 

Mai Phương

Cùng chuyên mục
XEM