"Say ngoắc cần câu", văn hoá làm việc quan trọng hàng đầu của người Nhật Bản

15/05/2017 19:02 PM | Sống

Chia sẻ một chén rượu với đối tác hay đồng nghiệp tại Nhật Bản cũng là chia sẻ niềm tin, ở một quốc gia mà ai cũng kiệm lời thì xây dựng niềm tin trên bàn nhậu là điều rất cần thiết.

Đi ăn chung hay cùng nhau dùng bữa là một công cụ quan trọng trong việc xây dựng lòng tin. Điều này chính xác ở bất kì quốc gia hay nền văn hoá nào. Thế nhưng, ở một số nền văn hoá, cùng nhau đi uống, đặc biệt là uống đồ có cồn thậm chí còn quan trọng hơn.

Đã bao giờ bạn xem những bộ phim của Nhật Bản khi mà họ gặp đối tác và cả 2 cùng uống tới mức say "ngoắc cần câu" chưa? Đừng nghĩ rằng họ thích uống hay nghiện ngập, đây là một điểm độc đáo và rất quan trọng trong văn hoá làm việc của người Nhật cũng như nhiều quốc gia khác tại châu Á. Câu chuyện dưới đây sẽ cho bạn hiểu được lý do của hành động này.

Không phải bất kì người nào gục trên tàu điện tại Nhật cũng là mệt mỏi sau giờ làm, họ say quá đấy thôi.
Không phải bất kì người nào gục trên tàu điện tại Nhật cũng là mệt mỏi sau giờ làm, họ say quá đấy thôi.

Tôi từng phải hướng dẫn cho một cặp đôi người Đức chuyển tới Nhật sinh sống, người bạn đồng hành của tôi là Hiroki, một chuyên gia về văn hoá Nhật Bản, chúng tôi sẽ cùng nhau giúp cặp đôi người Đức hoà nhập với cuộc sống mới.

Cặp đôi trên hỏi Hiroki phải làm thế nào khi muốn hỏi đồng nghiệp, tạo niềm tin với họ. Họ nói: "Những đồng nghiệp của chúng tôi quá quy chuẩn và kiệm lời. Tôi sợ rằng nếu không thể xây dựng được lòng tin với họ, tôi sẽ không có dữ liệu mình cần từ họ và không thể hoàn thành công việc".

Hiroki im lặng trong vài giây, anh ta mỉm cười và thủ thỉ đáp: "Kế hoạch tốt nhất chính là đi uống với họ".

"Đi uống?", cặp đôi người Đức ngỡ ngàng hỏi lại, trong mắt họ có thể thấy được sự ngạc nhiên.

"Đúng thế, uống tới lúc nào gục thì thôi", Hiroki cười đáp.

Họ không uống 1,2 chén cho ấm bụng, đỏ mặt. Người Nhật uống tới khi nào gục thì mới thôi (đa phần là thế).
Họ không uống 1,2 chén cho ấm bụng, đỏ mặt. Người Nhật uống tới khi nào gục thì mới thôi (đa phần là thế).

Nghe Hiroki nói điều này, tôi chợt nhớ lại về khoảng thời gian mình mới sang Nhật, đi tàu điện ngầm. Tôi thấy một nhóm những người mặc suit rất chỉnh tề nhưng điệu bộ của họ thật nực cười vì ai cũng say khướt, họ móc vào nhau vì đứng chẳng vững nữa, vừa nói vừa cười và lên tàu vè nhà sau một bữa nhậu dài "có lợi cho công việc".

Hình ảnh này có thể dễ dàng bắt gặp tại Nhật, điểm khác biệt so với các quốc gia khác, những người say sưa không phải người thất nghiệp hay chán đời, họ đều là những dân văn phòng, doanh nhân thành công, nếu không muốn nói là rất thành công. Những gì Hiroki nói hoàn toàn có lý.

Những người đàn ông mặc vest ngã gục nồng mùi rượu là thứ rất thường gặp tại Nhật Bản.
Những người đàn ông mặc vest ngã gục nồng mùi rượu là thứ rất thường gặp tại Nhật Bản.

Nếu tìm hiểu về Nhật Bản, bạn có thể thấy rằng họ có nền văn hoá dựa trên mối quan hệ. Tất nhiên, không phải lạm dụng nó như Trung Quốc hay Ấn Độ nơi mà có ô dù to có thể làm mọi thứ. Người Nhật sử dụng nó để xây dựng mối quan hệ trong công việc, nó có thể quyết định sự thành hay bại của một công ty.

Giới văn phòng Nhật Bản luôn có xu hướng tránh né mâu thuẫn chốn văn phòng, họ nhiều khi im lặng đến đáng sợ và không ai hiểu nổi bên trong họ đang có những suy nghĩ gì. Chỉ có khi say, họ mới có cơ hội bộc lộ hết mình, thể hiện bản thân và tạo được đồng cảm từ người khác. Tất nhiên, mọi câu chuyện trên bàn rượu chỉ nên ở lại bàn rượu, ngày hôm sau mọi thứ sẽ quay về đúng nhịp cũ.

Không những quan trọng trong việc tiếp khách, gặp gỡ khách hàng, say sưa còn là hành động mang lại nhiều lợi ích cho làm việc nhóm ở Nhật Bản. Rất nhiều người Nhật sử dụng rượu để xây dựng mối quan hệ với đồng nghiệp, sếp.

Dân sales tại Nhật tận dụng tối ưu việc này, họ thường xuyên hô hào rủ khách hàng đi uống, tất nhiên chẳng có hợp đồng nào được kí trên bàn nhậu. Thế nhưng, đằng sau tất cả những giao dịch thành công, đều là một bữa say đến gục mới thôi. Tất nhiên cũng có những ngoại lệ, nhưng nó rất hiếm khi xảy ra.

Rất nhiều người không hiểu được điều này, họ sẽ nghĩ rằng vì sao phải mạo hiểm thể hiện những mặt xấu cho người mình đang muốn tạo thiện cảm? Thật ra, đó chính là những điều bạn muốn làm. Khi bạn chia sẻ một chén rượu với khách hàng hay đồng nghiệp, bạn cho họ thấy rằng mình chẳng có gì để giấu, mình không ngại thể hiện hết sức tước mặt họ. Nếu họ đồng ý uống tới ngất với bạn, họ thể hiện rằng họ muốn theo bạn đến cùng và sẵn sàng phô ra những thứ không hay ho. Đó chính là niềm tin.


Người đàn ông này vừa có một chuyến trao đổi niềm tin hết sức thành công.

Người đàn ông này vừa có một chuyến "trao đổi niềm tin" hết sức thành công.

Tôi nhớ lại những gì Hiroki nói, "Đừng lo lắng trở thành kẻ ngốc trên bàn tiệc", sau bữa rượu chẳng ai nhớ đâu. Thứ mà họ nhớ là cả 2 đã cùng hết mình, nâng ly cao thế nào ngày trước đó. Thứ mà họ có chính là niềm tin.

Tất nhiên có những người không uống được rượu, họ sẽ xử lý ra sao khi ở Nhật Bản? Nếu bạn không biết uống, một chầu karaoke hay đi spa, xông hơi cùng nhau cũng sẽ giúp bạn có được điều mình muốn. Nó không dễ dàng và đơn giản như rượu nhưng cũng giúp bạn giải quyết được vấn đề.

Van Vu

Cùng chuyên mục
XEM