Sau một thời gian ngắn đi vào sử dụng, đá lát vỉa hè Hà Nội được quảng cáo bền tới 70 năm đã hư hỏng hàng loạt

29/11/2017 10:06 AM | Xã hội

Không lâu sau khi được lát bằng đá tự nhiên có tuổi đời 50 - 70 năm tuổi, nhiều vỉa hè ở Hà Nội bắt đầu xuất hiện tình trạng bị vỡ nát, bong tróc. Ở một số tuyến phố, công nhân vẫn đang tiếp tục thay lớp gạch cũ bằng loại đá này.

Thực hiện theo chủ trương của thành phố Hà Nội về các dự án cải tạo hè phố, tuyến đường ở 12 quận, nhiều vỉa hè ở Hà Nội đã và đang được "thay áo mới" bằng vật liệu đá tự nhiên. Từ nay đến năm 2020 sẽ có hơn 900 tuyến phố được lát bằng loại đá này.

Theo ghi nhận của chúng tôi, từ cuối tháng 8/2017 trên nhiều vỉa hè khắp Thủ đô các nhóm công nhân đã tiến hành lật lớp gạch đá cũ để bắt đầu cải tạo. Nếu như trước đây các mặt đường đa phần được lát bằng gạch có tuổi đời chỉ vài năm thì nay đá tự nhiên được "quảng cáo" là có kết cấu bền vững bền tới 50 - 70 năm với chi phí đắt đỏ vào khoảng 500.000 đồng/m2.

Lớp vỉa hè có dấu hiệu bong tróc trên đường Trung Kính (quận Cầu Giấy).
Lớp vỉa hè có dấu hiệu bong tróc trên đường Trung Kính (quận Cầu Giấy).
Đá tự nhiên vỡ lởm chởm làm mất mỹ quan đô thị dọc tuyến đường Trung Kính.
Đá tự nhiên vỡ lởm chởm làm mất mỹ quan đô thị dọc tuyến đường Trung Kính.
Đá được quảng cáo có tuổi thọ 70 năm nhưng đã vỡ nát như này!
Đá được quảng cáo có tuổi thọ 70 năm nhưng đã vỡ nát như này!

Tuy nhiên chỉ sau thời gian ngắn được đưa vào sử dụng, một số vỉa hè đã xuất hiện tình trạng xuống cấp. Theo quan sát, dọc đường Đại Cồ Việt (quận Hai Bà Trưng), Trung Kính (quận Cầu Giấy), Giải Phóng (quận Hoàng Mai), Lê Trọng Tấn (quận Thanh Xuân),... đá tự nhiên đã bị hư hỏng, nhiều điểm bong tróc và thậm chí bị vỡ thành nhiều mảnh.

Hiện nay dọc các tuyến đường Nguyễn Du, Đại Cồ Việt, Quang Trung, Lê Thanh Nghị, Bà Triệu, ... cơ quan chức năng tiếp tục thay mới vỉa hè bằng đá tự nhiên khiến những khu vực này như một đại công trường.

Vỉa hè đường Lê Trọng Tấn cũng xuất hiện tình trạng tương tự.
Vỉa hè đường Lê Trọng Tấn cũng xuất hiện tình trạng tương tự.
Nhiều người dân cho rằng việc vỉa hè xuống cấp chỉ mới sau thời gian ngắn "thay mới" một phần là do ý thức người dân.
Ở đường Giải Phóng sau khi lát xong dọc đường, đá nằm chỏng chơ ở gốc cây.
Ở đường Giải Phóng sau khi lát xong dọc đường, đá nằm chỏng chơ ở gốc cây.
Đá vỡ nhiều mảnh nằm la liệt. Nếu dùng chút lực cũng có thể nhấc được từng viên lên.
Đá vỡ nhiều mảnh nằm la liệt. Nếu dùng chút lực cũng có thể nhấc được từng viên lên.

Những khối đá được tập hợp tại đường Đại Cồ Việt để chuẩn bị lát cho những đoạn vỉa hè tiếp theo.

Khu vực này nhìn như bãi công trình khiến cuộc sống người dân khá đảo lộn.
Khu vực này nhìn như bãi công trình khiến cuộc sống người dân khá đảo lộn.

Trao đổi với chúng tôi, bác Thiện (tổ phó tổ dân phố số 4 phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội) cho biết: "Nói chung đá tự nhiên này rất dễ vỡ bởi nền móng xây dựng làm không được tốt lắm. Nếu như xe máy, ô tô đi lên là vỉa hè nguy cơ hỏng hóc nhanh. Trước mắt thì bác thấy đường đẹp nhưng để bền được 50-70 năm thì khó lắm. Bác chỉ mong được 5 năm là tốt rồi!".

Trước tình cảnh này, nhiều người dân cũng cho rằng một số đoạn vỉa hè xuống cấp nhanh chóng là do ý thức của người dân còn chưa tốt. Thay vì chỉ dành riêng cho người đi bộ, một số vỉa hè bất đắc dĩ thành nơi qua lại của nhiều xe ô tô, xe máy, thậm chí là tụ điểm kinh doanh.

Tuyến đường Quang Trung cũng đang được lát đá tự nhiên được quảng cáo bền vững 70 năm.

"Vỉa hè thời gian này bị bong tróc, nhiều chỗ lởm chởm nhìn như ổ gà, ổ vịt nên mấy đứa trẻ đi qua có thể bị vấp ngã. Thỉnh thoảng lại thấy xe máy cũng leo lên nên tình trạng ngày một nghiêm trọng", một người dân sống trên đường Đại Cồ Việt cho hay.

Theo Minh Nhân

Cùng chuyên mục
XEM