Sau điện ảnh, đây sẽ là mục tiêu tiếp theo của 'Giấc mơ Trung Hoa'

27/07/2017 14:55 PM | Kinh tế vĩ mô

Cách đây 5 năm, anh Mads Davidsen đến Trung Quốc để huấn luyện bóng đá cho trẻ em nhưng giờ đây chàng trai 27 tuổi này lại nằm trong ban huấn luyện của một trong những đội bóng có giá trị nhất của giải chuyên nghiệp Trung Quốc (CSL).

Câu chuyện của anh Davidsen không có gì là lạ khi Trung Quốc đang vươn mình đổ tiền đầu tư ra thế giới. Từ bất động sản đến phim ảnh và mới đây nhất là bóng đá. Ngành công nghiệp thể thao này được dự đoán sẽ có giá trị 740 tỷ USD vào năm 2025 và đây là lý do nhiều ông lớn Trung Quốc đổ tiền vào lĩnh vực này.

Tham vọng mới của gã nhà giàu Trung Quốc

Câu lạc bộ (CLB) Shanghai SIPG của Davidsen chỉ mới được thành lập cách đây 3 năm nhưng lượng tài chính đội bóng nhận được thậm chí nhiều ngang ngửa các CLB của giải bóng đá ngoại hạng Anh, vốn được những ông trùm Ả Rập hay các tỷ phú người Nga tài trợ.

Trong mùa giải này, đội bóng SIPG nhập khẩu cầu thủ Oscar của Brazil với giá chuyển nhượng 60 triệu Euro (67 triệu USD) và là cầu thủ đắt giá nhất trên thị trường chuyển nhượng Trung Quốc từ đầu năm tới nay.

Sau điện ảnh, đây sẽ là mục tiêu tiếp theo của Giấc mơ Trung Hoa - Ảnh 1.

Tổng đầu tư cho bóng đá của các CLB Trung Quốc đang tăng nhanh chóng mặt (triệu USD)

“Tôi không hề nói ngoa, chúng tôi ngồi xuống với những nhà đầu tư muốn xây dựng đội bóng và họ bắt đầu hỏi ‘Anh cần thêm bao nhiêu quả bóng, bao nhiêu dụng cụ?’ Mặc dù những nhà đầu tư này không biết nhiều về bóng đá nhưng họ sẵn sàng học hỏi”, anh Davidsen nói.

Trước khi chính phủ Trung Quốc đặt thể thao làm một trọng tâm trong kế hoạch thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của nước này, môn bóng đá dường như không được mấy quan tâm. Dẫu vậy, mọi chuyện giờ đây đã khác.

Với sự hậu thuẫn từ những nhà đầu tư giàu có trong nước hay những công ty quốc doanh nhiều tiền, bóng đá Trung Quốc đang đặt mục tiêu xây dựng giải CSL của quốc gia này trở nên ngang tầm với nhiều giải lớn khác cũng như đưa đội tuyển quốc gia vào vòng chung kết World Cup.

Sau điện ảnh, đây sẽ là mục tiêu tiếp theo của Giấc mơ Trung Hoa - Ảnh 2.

Tốc độ tăng trưởng chuyển nhượng cầu thủ quốc tế của Trung Quốc

Trên thực tế tham vọng đưa đội bóng quốc gia vào World Cup xuất hiện ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Liên đoàn bóng đá Mỹ đã bắt đầu chiến dịch này vào đầu thập niên 1970 và chỉ duy trì được trong 10 năm sau đó. Nỗ lực lần thứ 2 của họ kéo dài gần 20 năm để đem đến những thành quả bước đầu.

Liên đoàn bóng đá Nhật Bản cũng cố gắng tăng cường sức mạnh của đội tuyển quốc gia cũng như nền bóng đá nước nhà nhưng chưa có một quốc gia nào đổ nhiều nguồn lực và tài chính như Trung Quốc.

Giáo sư Liu Dongfeng của trường Đại học thể thao Thượng Hải cho biết bóng đá là một trong những yếu tố góp phần thực hiện “Giấc mơ Trung Hoa” của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

CLB của Davidsen được tái cơ cấu vào năm 2014 dưới sự quản lý của Tập đoàn quốc doanh cảng biển quốc tế Thượng Hải trong khi các CLB khác đều được hậu thuẫn bởi những doanh nghiệp bất động sản, dược phẩm hay các công ty lớn.

Sau điện ảnh, đây sẽ là mục tiêu tiếp theo của Giấc mơ Trung Hoa - Ảnh 3.

Những vụ chuyển nhượng tuyển thủ khổng lồ đến Trung Quốc (triệu Euro)

Hiện hầu như tất cả các CLB với lượng tài chính hùng mạnh bắt đầu nhập khẩu ồ ạt các chuyên gia dinh dưỡng, cầu thủ, kỹ thuật viên, chuyên gia phân tích… nhằm nâng cao chất lượng của nền bóng đá.

Chuyên gia người Đức Daniel Stenz từng làm việc cho một đội bóng tại Canada và hiện chuyển sang công tác tại thành phố Jinan-Trung Quốc hiểu rõ điều này. Anh cho biết chi phí trả lương bình quân hàng năm cho các cầu thủ tại Canada vào khoảng 8 triệu USD, chỉ bằng 1 nửa so với đội bóng của anh đang làm hiện tại thanh toán để mua về cầu thủ Graziano Pelle từ Italy. Trên thực tế, đội bóng của anh Stenz đang công tác không có một mức ngân sách cố định cho chi tiêu bởi họ được hậu thuẫn lớn từ tập đoàn.

Trước tình hình nhập khẩu ồ ạt các cầu thủ ngoại, Liên đoàn bóng đá Trung Quốc đã phải giới hạn số cầu thủ nước ngoài ra sân trong 1 trận đấu xuống chỉ 3 người nhằm đảm bảo lợi ích cho các cầu thủ nội. Những tuyển thủ nước ngoài phải trẻ hơn 23 tuổi và đội bóng phải trả khá nhiều tiền thuế cho những khoản chuyển nhượng các tuyển thủ quốc tế nổi tiếng.

Sau điện ảnh, đây sẽ là mục tiêu tiếp theo của Giấc mơ Trung Hoa - Ảnh 4.

Vẫn còn chặng đường dài phải đi

Tuy nhiên, những cuộc mua sắm ồ ạt không làm thay đổi được hệ thống bóng đá trong nước nhiều như mọi người nghĩ. Do hầu hết các phụ huynh đều muốn con cái theo học những ngành có triển vọng hơn là theo nghề bóng đá nên lứa tuyển thủ trẻ trong nước của Trung Quốc còn rất thiếu.

Rất nhiều chuyên gia nước ngoài sau khi xem các trận đấu trong nước cho biết trình độ của những cầu thủ nội địa của Trung Quốc còn khá kém so với những nền bóng đá tiên tiến.

“Tôi phải nói rằng trình độ đá bóng ở đây không được tốt. Tại nước chúng tôi, những cầu thủ này thậm chí chỉ nằm ở bảng cuối của giải đá bóng các trường đại học”, chuyên gia Harold Mayne Nicholls từ Chile nói.

Quay trở lại câu chuyện của CLB SIPG, năm 2014 sau khi bàn thảo với các nhà đầu tư, đội bóng này quyết định mua lại cầu thủ Hulk từ Brazil mới mức giá 46 triệu USD. Tuyển thủ này bị thuyết phục đến chơi tại Trung Quốc chỉ bằng những cuộc gọi qua ứng dụng Skype.

Ngoài việc nâng cao chất lượng đội bóng và củng cố đội hình, động thái mua Hulk của SIPG còn nhằm thu hút lượng cổ động viên đến sân cũng như nâng cao hình ảnh của đội bóng. Nói cách khác, số tiền khổng lồ được chi ra ngoài nhiệm vụ nâng cao chất lượng đội bóng còn kiêm luôn khoản chi phí marketing thương hiệu.

Mặc dù vậy, hiệu quả mà những tuyển thủ đắt tiền nhập khẩu này mang lại vẫn còn là dấu hỏi lớn khi nền bóng đá Trung Quốc vẫn chưa có sự đầu tư bài bản cả hệ thống.

BT

Cùng chuyên mục
XEM