Sài Gòn – Hồn xưa, dấu cũ còn không?

26/10/2016 10:00 AM | Sống

Mỗi cuốn sách là một góc nhìn thú vị, mới mẻ mà cũng không kém phần góc cạnh của một Sài Gòn tưởng chừng đã quen nhưng cũng còn nhiều lạ lẫm.

Nhung nhớ một Sài Gòn xưa, yêu chiều một Sài Gòn nay với bao khắc khoải, quyến luyến, say đắm... đủ mọi cung bậc dù người viết ở xa hay gần mảnh đất này, đã được thể hiện qua hàng loạt cuốn sách về Sài Gòn xưa và nay suốt thời gian qua.

Trong cuốn sách “Sài Gòn không phải ngày hôm qua” của Trần Hữu Phúc Tiến, bạn sẽ nhìn thấy một đôi mắt bao dung muôn thuở của Sài Gòn. Dưới ngòi bút của tác giả, với hơn 30 bài viết và khoảng 100 tấm ảnh tự chụp hay sưu tầm, quyển sách không đơn thuần chứa đựng tình cảm sâu đậm của người con với mảnh đất quê hương mà còn là câu chuyện lịch sử của một thành phố hiện đại - Hòn ngọc Viễn Đông đầu thế kỷ XX với bao biến cố thăng trầm, là tiếng nói của một người thuộc thế hệ 6X, từng chứng kiến và lưu giữ phần nào đấy ký ức liên tục về một Sài Gòn đổi thay trước và sau ngày thống nhất.

Đọc “Sài Gòn không phải ngày hôm qua”, độc giả sẽ thấy những câu chuyện của Trần Hữu Phúc Tiến không phải là những câu chuyện quá xa vời cũng không phải là những câu chuyện mà chỉ người xưa mới hiểu mà là những câu chuyện mang đầy hoài niệm, là câu chuyện về hai chữ SV trên cái cửa sắt ở UBND thành phố, hay chuyện người quay phim đám tang Trần Văn Ơn, chuyện chiếc trực thăng cuối cùng…

Hoặc là chi tiết Sài Gòn góp tên trên tầng cao nhất của tháp Eiffel – Paris; trên bảng tọa độ ở đài thiên văn Greenwich – London. Và rồi những chiếc bản đồ xưa, hay là câu chuyện trong A voyage to Cochinchina in the years 1792 – 1793, quyển sách xưa nhất bằng tiếng Anh viết về Sài Gòn và nước Việt.

Nhưng kế tiếp Sài Gòn ngày hôm qua, ông không quên nhắc đến Sài Gòn ngày hôm nay, một Sài Gòn đang chuyển mình với nhiều đổi thay vui buồn. Bên cạnh niềm vui về một thành phố tân tiến, xóa đi những khu nhà ổ chuột, đâu đó có tiếng thở dài day dứt khi nhiều công trình kiến trúc hay đẹp tiêu biểu cho lịch sử thành phố, bỗng chốc “bay lên trời” vì những thiếu sót trong quy hoạch phát triển. Để rồi, trước hiện thực “người còn cảnh mất”, tác giả đau đớn bật thốt: Đừng nhân danh hiện đại hóa mà đánh mất bản sắc và linh hồn!

Còn đến với những lát cắt đa màu trong “Sài Gòn - Chuyện đời của phố”. Người ta lại nhìn thấy những câu chuyện mới mẻ, thú vị về Sài Gòn với những tư liệu quý giá, sinh động với cách viết uyển chuyển, tinh tế của Phạm Công Luận. Với cuốn sách, độc giả có thể tìm thấy Sài Gòn hoa lệ trong mắt một người mà không phải là người Sài Gòn, mà là một người con của miền Trung thân thương đến và lập nghiệp ở Sài Gòn cách đây hơn 70 năm trước với hình ảnh Sài Gòn cách đây 70 năm nhưng nhà cửa phố xá đã đông nghẹt, nhà lầu cao ba tầng đã san sát cùng con đường đi rộng rãi ba thước, và những chiếc xe hơi chạy boong boong trên đường, những chiếc thủy chạy vù vù…

Lật giở từng trang sách của Phạm Công Luận, độc giả cũng có thể tìm ra được những Sài Gòn rất xưa khác. Từng câu chuyện về quán cơm đầu tiên, phòng trà đầu tiên của Sài Gòn,… như những mảnh ghép nhỏ làm nên bức tranh khảm lớn về một thành phố hội nhập và đa dạng. Dù là “những câu chuyện trên bờ lịch sử” như lời tâm sự bình dị của tác giả, nhưng cuốn sách đã giúp người đọc hình dung rõ hơn về một dòng chảy lịch sử đã trôi qua của Sài Gòn.

Nhưng nếu Phạm Công Luận và Trần Hữu Phúc Tiến đều viết về những kỉ niệm gắn liền với lịch sử của Sài Gòn thì với “Sài Gòn vẫn hát”, đó lại là những trăn trở rất đời với nhạc xưa từ hai tác giả Mạc Thụy và UBee Hoàng - những người được biết đến nhiều hơn trên mạng gắn liền với Người Sài Gòn, một quán cafe có "chất" giữa lòng phố thị. Đam mê đối với "nhạc vàng", hai người trẻ đã kể một câu chuyện về những gương mặt hát bolero đang tồn tại giữa TP HCM hiện nay. Những gương mặt, có người nổi tiếng, có người không, nhưng đều là những nét phác họa nên một bức tranh chung.

Là những con người với tuổi đời rất trẻ, Mạc Thụy và UBee Hoàng không viết về những trăn trở của một Sài Gòn xưa cũ mà câu chuyện của họ lại giản đơn hơn rất nhiều khi tái hiện về đời sống văn nghệ Sài Gòn, trải dài từ những ngày xưa cũ đến tận nay. Từ sân khấu hàng đêm vẫn sáng đèn cho đến bàn thờ tổ nghi ngút khói.

"Tôi đã từng mê đắm một nàng Bạch Yến, một giọng hát "cuồng phong" từng làm mê đắm biết bao thính giả hoàn cầu..." - Mạc Thụy đã mở đầu những trang viết của mình với giọng tự sự như thế, cứ rủ rỉ kể những câu chuyện đương thời. Và cứ như thế, Mạc Thụy và UBee Hoàng đã kể kể về một thành phố đương đại và những góc nẻo của nó, những mảng miếng văn hóa thiểu số vẫn đang được giữ gìn, chầm chậm, nhưng mạnh mẽ.

Bạn có thể tìm đọc thêm những cuốn sách hay về Sài Gòn tại Tiki với giá tốt nhất. Thông qua chương trình: 5 năm Hội sách Online - Ưu đãi nhân 5. Khi mua sách trong thời gian này tại Tiki, bạn sẽ nhận được rất nhiều khuyến mại vô cùng ưu dãi bao gồm:

• Tặng Bookmark + sổ tay thiết kế độc đáo.

• Tặng sách + coupon trúng smartphone.

• Tặng coupon sách giảm 50% .cùng các ưu đãi độc quyền từ 300 nhà tài trợ.

A.D

Cùng chuyên mục
XEM