[Sách hay] Mặt dày, tâm đen – Cuốn binh thư Tôn Tử trong thời bình

19/07/2015 11:33 AM |

Bằng hình thức nhẫn tâm không gây gại, cuốn sách khuyến khích sự mạnh mẽ và thúc đẩy sự quyết đoán để thực hiện một cách hiệu quả công việc trong cuộc sống cá nhân.

Tác giả: Chin Ning Chu.

Tên sách: Mặt dày, tâm đen.

Vào năm 1949, khi quân đội của Đảng Cộng Sản Trung Quốc tiến gần đến Thượng Hải, một gia đình đã đón chuyến bay thương mại cuối cùng rời khỏi Trung Quốc. Chin Ninh Chu lúc ấy mới chỉ ba tuổi, được sinh ra trong một gia đình giàu có, nhưng khi đến Đài Loan, một cuộc sống mới lại bắt đầu.

Khi mười hai tuổi, Chu phải di chuyển nơi ở, lần này là đến nước Mỹ và bà mang bên mình hai cuốn sách: Binh Pháp Tôn Tử và Hậu Hắc Học. Có một điều gì đó trong những cuốn sách này mà Chu biết là quan trọng vì nó chính là khởi nguồn cho triết lý kinh doanh của Mặt dày, tâm đen: Con đường đi đến thịnh vượng, chiến thắng và thành công của Châu Á.

Với tựa đề kỳ lạ cũng như sự pha trộn hấp dẫn giữa khái niệm thiên thần và ác quỷ, cuốn sách Mặt dày, tâm đen luôn nổi bật với nhiều thể loại cùng thời. Cuốn sách sẽ hứa hẹn truyền cảm hứng lãnh đạo và tính nhẫn nại như lời dạy của nhà chiến lược tài ba Tôn Tử.

Nội dung cuốn sách:

“Mặt dày” trong tiêu đề có nghĩa là gì? Chu chỉ đơn giản kết hợp quan niệm của Châu Á về bộ mặt, thể diện và quan niệm của người phương Tây về sự tự nhận thức của bản thân cho phép chúng ta chấp nhận sự phê bình. Chu quan sát thấy rằng nếu bạn sẵn sàng chấp nhận người khác không thích bạn thì bạn sẽ tiến rất xa.

Chu lưu ý rằng mọi người có xu hướng chấp nhận sự đánh giá của chúng ta về chính bản thân. Không quan trọng người khác nghĩ về bạn như thế nào mà chính bạn suy nghĩ gì về mình. Nếu thể hiện sự tự tin, tự nhiên thành công sẽ đến với bạn. Khi nghi ngờ bản thân, ắt sẽ tạo ra một cảm giác thiếu năng lực.

Còn “tâm đen” trong cuốn sách nhắc tới điều gì? Trong khi quan niệm mặt dày là việc người khác nhìn bạn như thế nào thì ý tưởng tâm đen là về việc đạt được mục đích.

Người có tim đen dường như thiếu lòng trắt ẩn, tuy nhiên đôi khi thiếu đặc điểm phù phiếm ấy lại mang đến kết quả tốt. Vì nếu Jack Welch không sa thải người thiếu năng lực và tinh gọn bộ máy hoạt động thì gã khổng lồ General Electric sẽ khó có được sự linh hoạt và thành công.

Chính việc đạt được mục đích của mình đã đẩy Welch vào hoàn cảnh làm dâu trăm họ vì không ít nhân viên ghét hoặc cảm thấy ông là người “xấu”.

“Thỉnh thoảng, để giữ vững mục tiêu và kết quả tốt đẹp chung cho tổng thể, bạn phải hành động dứt khoát và có đôi chút tàn nhẫn.” Chu nói.

Bóng đêm và ánh sáng

Hãy thừa nhận rằng mọi người đều là sự kết hợp của bóng tối và ánh sáng. Vũ trụ quá rộng lớn và đầy những sự đối ngịch để cho phép một “đặc điểm khác” tồn tại. Để có đủ nghị lực cần thiết nhằm sống trọn vẹn, bạn phải đánh giá đúng và sử dụng mọi khía cạnh tính cách của bạn.

Nếu muốn thể hiện khía cạnh ngọt ngào và được thật nhiều người yêu mến, bạn sẽ mất các cơ hội nếu nó đòi hỏi bạn phải cứng rắn và lạnh lùng. Khi bạn vốn là người suy nghĩ tiêu cực, hãy tận dụng điều đó và đừng cố ép mình vào một khuôn mẫu tích cực. Chu nói đừng rơi vào bẫy khi nghĩ rằng bạn phải thay đổi bản chất con người có sẵn nhằm đạt thành công. Vì bạn có thể đạt được mọi điều theo cách mà bạn vốn có.

Sự mềm mỏng

Những giảng viên môn võ nhu đạo có một triết lý vàng để dạy các võ sinh của mình rằng: “hãy mềm dẻo như cây liễu, đừng cứng ngắc như cây sồi.” Còn tác giả cũng muốn truyền tải cùng một thông điệp nhưng theo cách dễ hiểu hơn là để tồn tại và phát triển, bạn phải có được khả năng biết thua.

Một người mặt dày tim đen sẽ không phải lúc nào cũng đánh trả nếu bị tấn công. Họ sẽ chấp nhận cú đánh nếu việc đó có nghĩa rằng khi chịu thua sẽ giúp họ đạt được mục đích sau cùng. Như hoàng đế nước Pháp, Napoleon đại đế từng nói rằng: “Thua một trận đánh không quan trọng bằng việc thắng cả cuộc chiến.”

Theo Chu, ở Châu Á, người anh hùng không được đánh giá cao vì lòng dũng cảm săn bắt hổ, mà là vì sức mạnh và khả năng chịu đựng khi bị so sánh như con heo. Muốn tiến xa, bạn phải vứt bỏ lòng kiêu hãnh và ngạo mạn.

Bên cạnh đó, cuốn sách còn đề cập việc nói dối nhưng không lừa đảo. Việc nói dối cũng là cả một nghệ thuật mà bạn cần phải học để phân biệt giữa nó với sự lừa đảo. Đôi khi, để đạt được điều gì đó to lớn và dành được sự kính trọng, khó có thể thành công nếu không có sự mưu mẹo và không ngoan trong hành động cũng như lời nói.

Thông tin tác giả:

Sinh ra ở Tienjin, Trung Quốc, Chin Ning Chu theo đạo Thiên Chúa nhưng cũng thấm nhuần đạo Phật, đạo Lão và giáo lý Khổng Tử. Bà lớn lên ở Đài Loan và chuyển đến sống ở Mỹ vào năm 1969.

Là một nhà bình luận đáng kính về quan hệ Mỹ - Trung và Mỹ - Nam Triều Tiên, bà giảng bài, huấn luyện và nhận tư vấn về kinh doanh trên kháp Thế giới. Ngoài ra, Chu còn là Chủ Tịch của Hội nhà tư vấn tiếp thị châu Á và Viện nghiên cứu chiến lược.

Các sách khác của bà bao gồm Trò chơi trí tuệ của người Châu Á, Binh pháp của người phụ nữ đi làm, Làm ít, thành công nhiều và còn nhiều cuốn sách khác nữa.

Đinh Lộc

Cùng chuyên mục
XEM