Đức: Sách giấy lụi tàn

17/03/2013 19:06 PM |

Theo tạp chí Spiegel của Đức, các lợi nhuận về sách in đang sụt giảm trong 2 năm qua, và các hiệu sách bằng gạch vữa đã mất dần trong 5 năm qua.

Nhiều thập niên qua các nhà xuất bản danh giá ở Đức tự hào vì hai lẽ: họ tạo ra lợi nhuận, và tạo ra văn hóa, một thứ còn giá trị hơn cả lợi nhuận. Những cái tên mà người Đức nào biết chữ cũng biết đến là Suhrkamp, Hanser, Ullstein, Fischer, Rowohlt, v.v. luôn gắn với những tên tuổi tác giả nổi tiếng, những tác phẩm tuyệt vời.

Cho ra đến 90.000 đầu sách mới mỗi năm, các nhà xuất bản Đức được xem là yếu tố then chốt giúp tạo ra nền văn hóa đọc phong phú của nước Đức và nhiều giá trị khác nữa. Nhưng trước thời đại sách điện tử và xu hướng tự phát hành, các nhà xuất bản đang đối mặt với sự lụi tàn.

Theo tạp chí Spiegel của Đức, các lợi nhuận về sách in đang sụt giảm trong 2 năm qua, và các hiệu sách bằng gạch vữa đã mất dần trong 5 năm qua. Sách giấy dù vẫn là thiểu số ở Đức lại đang phát triển rất nhanh. Ngày nay, khoảng 11% người Đức đang đọc sách điện tử trên các thiết bị đọc như Kindle và iPad. Tỷ lệ này như vậy là đã tăng 4% so với hai năm trước. Còn tại Mỹ, số bản sách điện tử nay đã chiếm đến 15% tổng số bản sách ngành phát hành bán ra. Những điều này chỉ cho thấy một sự suy giảm về mọi thứ của ngành kinh doanh sách.

Ví dụ điển hình của sự suy giảm là hiệu sách Thalia ở thành phố cảng Hamburg, phía Bắc nước Đức. Là một trong những hiệu sách lớn nhất của Đức với diện tích sàn lên đến 2.000 m2, hiệu sách này sẽ đóng cửa vào tháng 1.2014, trong khi quyền sở hữu của hệ thống 230 hiệu sách Thalia trên toàn nước Đức được hình thành từ năm 1919 giờ đây đã thuộc về tập đoàn Douglas Holding AG, nổi tiếng với chuỗi cửa hàng bán nước hoa và mỹ phẩm.

Những ông chủ của các nhà xuất bản cho rằng tình hình sẽ không cải thiện trong những năm tới mà doanh số có thể giảm hơn 20%. Ông Helge Malchow, người quản lý nhà xuất bản Kiepenhauer & Witsch nhận xét: “Trong nhiều thập niên, ngành xuất bản không có gì thay đổi. Giờ thì ngành này đang lần đầu tiên bước vào một cuộc khủng hoảng, và mọi thứ rồi sẽ trông rất khác sau đó”.

Theo Trà Sương

thanhhuong

Cùng chuyên mục
XEM