Tại sao có một số bạn trẻ mãi chưa thể lớn vì luôn trong vòng bao bọc của vùng an toàn?

26/04/2018 14:30 PM | Sống

Yêu thương quá mức, liệu có phải lúc nào cũng tốt?

Các bạn trẻ, bạn có bao giờ thấy rằng những lực cản khiến bạn chưa thể tự làm mọi thứ một mình, tự trưởng thành, tự có một sự nghiệp riêng vững chắc, đôi khi không đến từ bên ngoài mà lại đến từ bên trong hay không?

- Tôi có một người bạn đi du học ở Mỹ từ 2 năm nay và mới trở về. Sau những năm được tiếp cận với một nền giáo dục cởi mở khai phóng, cô bạn này đã tìm được con người thật sự với niềm đam mê của mình. Cô dự định mở một lớp học vẽ, với tầm nhìn biến lớp học thành một trung tâm dạy vẽ theo phong cách mới lạ - một sự nghiệp của niềm đam mê, giúp cô truyền tải được tình yêu nghệ thuật của mình. 

Thế nhưng, ước mơ đáng quý này lại bị dập tắt bởi lời nói và suy nghĩ của những người xung quanh cô. Sau những năm học ngành tài chính, người thân cô muốn cô theo ngành này - nơi mà họ có thể tìm một chỗ làm việc ổn định. Khi tranh luận, cái lý mà họ đưa ra là "đi du học đã mất rất nhiều tiền, vì thế về Việt Nam phải nghĩ đến hồi vồn". 

Họ không biết rằng, dù nghĩ đến điều đó là không sai, nhưng nếu chỉ luôn chăm chăm cho rằng du học về như một bài toán kinh doanh, những năm học ở nước ngoài với đầy trải nghiệm của con họ sẽ bị bỏ phí.

- Một trường hợp khác là của anh bạn tôi. Kết thúc Đại học, anh muốn chuyển ra ở riêng vì muốn bắt đầu một cuộc sống mới và trở thành một con người mới. Điều này bị anh chị cậu ngăn cản. Họ nghĩ rằng đứa em bé bỏng của mình vẫn chưa 'đủ lớn' để làm việc đó. Thực ra, anh bạn tôi sẽ không thể 'lớn' nếu cứ mãi là một cậu 'quý tử' như vậy?

- Tôi muốn kể tôi ra như một trường hợp cuối cùng. Học ngành Tài chính nhưng dần dần tôi tìm thấy niềm yêu thích với công nghệ và các startup. Tôi thành lập startup riêng của mình khi tốt nghiệp Đại học, nhưng hội bạn thân nhất của tôi lại cho rằng đây là một thứ 'trẻ con, rồi sẽ sớm hết tiền và lại về ngửa tay xin tiền gia đình'. 

3 câu chuyện trên là ví dụ về những những mối quan hệ tuy gần gũi nhưng có thể làm bạn mệt mỏi. Dưới đây là các cách để nhận ra dấu hiệu của một mối quan hệ đang kìm hãm sự phát triển của bản thân bạn.

Người thích chỉ trích

Những lời chỉ trích mang tính xây dựng được coi là lành mạnh, nhưng những lời phê phán thường xuyên có thể làm giảm lòng tự trọng của bất kỳ ai.

Người sống nhờ 'drama'

Bạn đã từng bao giờ nhờ một ai tư vấn cho mình chưa? Tuy nhiên, bằng cách nào đó, sau khi bạn chia sẻ những khoảnh khắc yếu đuối của mình với họ - người mà bạn nghĩ rằng là đồng minh đáng tin cậy của mình – thì tất cả mọi người biết mọi thứ về đời sống cá nhân của bạn (kể cả người họ hàng xa mà bạn chưa bao giờ gặp).

Người thao túng tinh thần bạn

Nếu một ai liên tục tuyên bố họ không nói điều gì đó, trong khi bạn và những người khác đều biết rằng chính người đó đã làm nói điều này, thì thoáng qua, nó không có vẻ gì nghiêm trọng. Tuy nhiên, đây là một hình thức của gaslighting (thao túng tinh thần), một hành vi lạm dụng tình cảm cao.

Người chỉ nói chuyện với bạn khi họ cần gì đó từ bạn

Thông thường, họ sẽ đến gặp bạn để nhờ tư vấn hoặc để cảm thấy thoải mái về tinh thần. Nhưng khi bạn có chuyện cần nhờ sự trợ giúp của họ, thì họ tìm cách tránh né hoặc dùng thông tin cá nhân của bạn để chống lại chính bạn,

Người thay đổi chóng mặt giữa khen ngợi và chì chiết

Họ có thể đả kích, la hét và xúc phạm bạn. Tuy nhiên, khi bạn ‘chiến tranh lạnh’ để phản ứng lại, họ sẽ lấy lòng bạn bằng cách giả bộ khen ngợi và ủng hộ. Thông thường, các hành động tích cực này chỉ kéo dài trong thời gian ngắn trước khi các cá nhân này trở lại với hành vi thao túng điển hình của họ.

Nếu bất cứ ai thể hiện bất kỳ hành vi không tốt nào kể trên, họ đang ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần của bạn. Các mối quan hệ không tốt, kể cả là giữa những người thân quen, có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, ảnh hưởng xấu đên tinh thần chung của bạn. Tuy nhiên, không phải lúc nào bạn cũng nên chấp nhận thực tại này.

Theo Shannon Battle, cố vấn viên làm việc 8 năm tại Families Services of America, cách tốt nhất để tiếp cận với một người không lành mạnh là trước hết phải tạo khoảng cách. Để làm được điều này, Battle gợi ý rằng:

"Bất cứ khi nào bạn phải đối phó với các hành vi không tốt, hãy hiểu rằng nó là một đường cong học tập. Sẽ có những khoảng thời gian không chắc chắn, tội lỗi và có thể là mất mát trong các mối quan hệ. Bạn phải xác định mức độ hi sinh mà bạn sẵn sàng thực hiện để bảo vệ cảm xúc của bản thân và những người tin tưởng bạn sẽ bảo vệ họ. Đôi khi, bạn phải làm tổn thương một người để giúp đỡ một người khác."

Tại sao có một số bạn trẻ mãi chưa thể lớn vì luôn trong vòng bao bọc của vùng an toàn? - Ảnh 1.

Mặc dù bạn có thể nghe thấy tiếng gọi bên trong thôi thúc, điều quan trọng là bạn phải hiểu rằng giữ một người không lành mạnh trong cuộc sống của bạn sẽ gây tác hại to lớn đến sức khỏe tinh thần của bạn.

Bạn có thể cố gắng thuyết phục thành viên không lành mạnh này rằng những gì họ đang làm có hại đến sức khỏe tinh thần của bạn, nhưng vẫn có khả năng họ sẽ không thay đổi hành vi của mình. 

Và trong một số trường hợp, bạn cần phải chấp nhận sự thật rằng đôi khi không phải người khác phải thay đổi, mà chính là bạn. Bạn không nên ám ảnh với việc cần phải thay đổi họ vì chính điều đó cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần của bạn.

Kể cả sau khi tạo khoảng cách với người "không lành mạnh" đó, bạn vẫn sẽ mất một thời gian để hồi phục, và điều đó cũng là chuyện bình thường. 

Vậy nên, hãy nhớ vây quanh bản thân với nhưng người ủng hộ, sẽ giúp bạn củng cố, tạo ra những thay đổi tích cực mà bạn cần trong cuộc sống của mình.  

Nhất Hạnh

Cùng chuyên mục
XEM