Quy tắc 1 củ khoai lang mỗi ngày, bạn sẽ có nhiều bất ngờ

14/10/2019 20:29 PM | Sống

Theo thạc sĩ Nguyễn Đình Liên – khoa Ngoại, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, táo bón là một triệu chứng chứ không phải là một căn bệnh và là một trong những vấn đề sức khỏe được bệnh nhân than phiền nhi...

Khoai lang có tác dụng gì?

Biến chứng của táo bón

Táo bón là một rối loạn phổ biến nhu động ruột thường là mãn tính và ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống, đồng thời là sự tiêu tốn một khoản chi phí không nhỏ cho việc khám và chữa bệnh.

Táo bón được gọi là mãn tính nếu nó xảy ra lớn hơn trong 12 tuần trong 1 năm trước đó, mặc dù những tuần không liên tiếp. Không có định nghĩa được chấp nhận rộng rãi trên lâm sàng hữu ích cho việc chẩn đoán táo bón. Chỉ tiêu đánh giá thường dùng là tần số đại tiện: Ít hơn 3 lần đi tiêu mỗi tuần.

Biến chứng thường gặp khi bị táo bón người bệnh thường bị đi đại tiện phân máu. Khi khối phân rắn cứa rách niêm mạc ống hậu môn trực tràng sẽ gây chảy máu. Mức độ mất máu nhiều hay ít phụ thuộc vào mức độ chấn thương niêm mạc, có tổn thương điểm mạch, sự tái phát thường xuyên của táo bón.

Biến chứng nứt kẽ hậu môn do khối phân rắn gây kho đi ngoài, bệnh nhân thường rặn mạnh, gắng sức tối đa gây rách niêm mạc, lớp dưới niêm mạc có thể lan tới lớp cơ thắt ống hậu môn. Nứt kẽ hậu môn không chỉ gây đi ngoài phân máu mà gây đau đớn ngay trong khi khối phân táo đi ra ngoài mà còn gây tiếp diễn sự đau đớn của những lần đi ngoài lần kế tiếp.

Người bệnh bị đau đớn khi đi ngoài: Đau do nứt kẽ hậu môn gây ra hoặc co thắt cơ thắt cơ vòng hậu môn, đau tăng lên khi có abces hậu môn, rò hậu môn,...

Ngoài ra còn các biến chứng như đau bụng vùng tiểu khung: Khối phân lớn chứa đựng ở trực tràng, đại tràng sigma khiến bệnh nhân khó chịu, đau âm ỉ hoặc gây đau nhiều nếu có hiện tượng gây bán tắc ruột – tắc ruột do “u phân”. Thời gian mắc chứng táo bón càng lâu thì hậu quả do nó gây ra càng nhiều, càng trầm trọng.

Đặc biệt, nó tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng, ống hậu môn.

Một củ khoai lang/ngày

Để hạn chế táo bón, Thạc sĩ Liên khuyên nên duy trì chế độ ăn nhiều chất xơ tinh bột chứa trong các loại khoai, củ, quả,... khi được đưa vào ống tiêu hóa có tác dụng làm khuân phân mềm, di chuyển dễ nếu có lượng nước thích hợp, chất nhờn của tinh dầu ( vừng, lạc, dừa,...) của các loại lá có độ nhớt cao ( nước rau mùng tơi, lá rau lang,...) và chất xơ tinh bột cũng có tác dụng hấp thu nước để tự làm mềm khối phân khi di chuyển..

Một củ khoai lang mỗi ngày là thực đơn bác sĩ đưa ra hướng dẫn cho những người thường xuyên bị táo bón vì khoai lang được chứng minh giúp giảm tình trạng táo bón.

Bởi vì khoai lang chứa nhiều chất xơ, hàm lượng protein cao có khả năng ức chế ung thư đại trực tràng, ruột kết. Không chỉ giúp giảm táo bón mà thực đơn 1 củ khoai lang cho bữa phụ cũng vô cùng tốt, phòng nhiều bệnh khác nhờ hàm lượng vitamin B6 cao, giúp giảm homocysteine trong cơ thể. Có thể bạn chưa biết, khi hàm lượng homocysteine cao sẽ chống lại nguy cơ nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não.

Ngoài ra, khoai lang còn là thực phẩm giàu hàm lượng vitamin C, ngăn ngừa virus cúm, cảm lạnh, tốt cho hệ tiêu hóa, giảm stress hiệu quả..Đặc biệt với nguồn collagen cao giúp da luôn tươi trẻ, chống lão hóa.

Hàm lượng vitamin D giúp cho tuyến giáp, da, tim mạch, xương..được khỏe mạnh. Tăng cường vi chất, thúc đẩy sản xuất bạch cầu, hồng cầu, giúp giảm stress..nhờ chứa nhiều vi chất sắt. Cung cấp hàm lượng magie cần thiết cho cơ thể. Các chuyên gia dinh dưỡng đều khuyên nên tăng cường bổ sung thực phẩm chứa nhiều chất này để chống lại căng thẳng, tốt cho tim mạch, cơ xương.

Tăng cường luyện tập thể dục thể thao. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học đều cho thấy vận động thường xuyên giúp cơ thể khỏe mạnh, phòng ngừa bệnh tật hiệu quả.

Hạn chế ngồi, nằm lâu, lười vận động: Lười vận động, nằm lâu, ngồi nhiều gây ra hiện tượng bí trệ trong hệ tiêu hóa do giảm nhu động ống tiêu hóa, hạn chế tống xuất phân ra ngoài.

Theo KC

Cùng chuyên mục
XEM