Quốc gia đông dân thứ 2 thế giới tranh cãi nảy lửa vì vấn đề 'đẻ nhiều, đẻ ít'

26/12/2018 10:54 AM | Xã hội

Số liệu của Liên Hiệp Quốc cho thấy Ấn Độ hiện có khoảng 1,3 tỷ người, đứng thứ 2 thế giới sau Trung Quốc nhưng được dự đoán là sẽ soán ngôi vào năm 2024 với đà tăng trưởng dân số như hiện nay.

Sự bùng nổ dân số cùng tình hình thay đổi nhanh chóng của công nghệ đang khiến tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ gặp nhiều khó khăn. Tệ hơn, tranh cãi về việc có nên duy trì tốc độ sinh mới như hiện nay hay không đang khiến xã hội chia rẽ sâu sắc giữa 1 bên là người nghèo còn bên kia là tầng lớp thượng lưu.

Tại các vùng quê Ấn Độ, sự quá tải về dân số đang thách thức ngày càng mạnh đối với chính phủ. Hàng loạt những lời than vãn về ô nhiễm môi trường, thất nghiệp, tệ nạn xã hội hay những hệ lụy về các khu ổ chuột ngập tràn người được gửi lên cơ quan chức năng.

Cô Geeta, một nữ lao công 40 tuổi sống tại thủ đô New Delhi có tới 9 người con gái, trong khi chồng cô thì mới mất. Lấy chồng sớm từ năm 18 tuổi theo truyền thống, mức lương của cô chỉ vào khoảng 5.000 Rupeee (70 USD) hàng tháng và cả gia đình phải sống trong một khu ổ chuột nghèo nàn.

Quốc gia đông dân thứ 2 thế giới tranh cãi nảy lửa vì vấn đề đẻ nhiều, đẻ ít - Ảnh 1.

Dân số Ấn Độ (tỷ người)

Tại khu cô Geeta sinh sống, bình quân mỗi gia đình có khoảng 6 đứa con. Nguyên nhân chính là hầu như gia đình nào cũng có có thêm con trai bởi theo truyền thống, người con trai cả sẽ thừa hưởng dòng họ cũng như phải chăm lo cho bố mẹ khi về già. Hơn nữa, việc có thêm con trai sẽ giúp dòng họ được mở rộng, khai chi tán diệp hơn trong xã hội.

Số liệu của Liên Hiệp Quốc cho thấy Ấn Độ hiện có khoảng 1,3 tỷ người, đứng thứ 2 thế giới sau Trung Quốc nhưng được dự đoán là sẽ soán ngôi vào năm 2024 với đà tăng trưởng dân số như hiện nay. Lực lượng lao động của Ấn Độ ước tính sẽ bùng nổ với hơn 200 triệu người trong vòng 20 năm tới.

Tại nhiều nước đang phát triển, sự bùng nổ dân số trong những năm tháng thu hút đầu tư, nhà máy cần nhân công sẽ thúc đẩy được tăng trưởng. Tuy nhiên, sự phát triển của công nghệ, trí thông minh nhân tạo hay hệ thống tự động hóa đang khiến tăng trưởng nhờ lao động rẻ ngày một thoái trào. Tương tự, những nền kinh tế tăng trưởng nhờ nhân lực rẻ sẽ phải phát triển đến giai đoạn tập trung vào sản phẩm công nghệ cao, qua đó loại bỏ dần các lao động tay nghề thấp, khiến tỷ lệ thất nghiệp ngày một đi lên.

Đầu năm 2018, rất nhiều đơn kiến nghị đã được gửi đến Tòa án tối cao Ấn Độ để đưa ra quyết định siết chặt quản lý dân số. Nhiều đơn kiến nghị thậm chí nhận định sự gia tăng mạnh mẽ của tỷ lệ thất nghiệp và những khu ổ chuột có thể dẫn tới một cuộc nội chiến do bất bình đẳng xã hội, thu nhập cũng như phân hóa giai cấp.

Quốc gia đông dân thứ 2 thế giới tranh cãi nảy lửa vì vấn đề đẻ nhiều, đẻ ít - Ảnh 2.

Nhiều chính trị gia tại các bang cũng đã đề nghị chính quyền có biện pháp giới hạn chỉ sinh 2 con nhằm giảm tải áp lực nhưng vẫn chưa có một chính sách cụ thể nào được ban hành. Thậm chí kể cả khi có quy định, việc thực thi cũng vô cùng khó khăn do văn hóa trọng con trai đã tồn tại quá lâu, khiến các gia đình đua nhau đẻ thêm con.

Ngày 7/12/2018, Chủ tịch Sajjan Jindal của tập đoàn JSW đã khiến cộng đồng mạng dậy sóng với lời bình luận về sự quá tải dân số tại Ấn Độ: "Dân số có thể tác động tiêu cực hoặc tích cực đến phát triển kinh tế của bất kỳ quốc gia nào. Nếu dân số vừa phải, nó sẽ là tài sản quốc gia, nếu quá tải, nó sẽ thành gánh nặng. Hiện nay, dân số Ấn Độ rõ ràng đang là gánh nặng quốc gia".

Xã hội chia rẽ

Trong khi tầng lớp thượng lưu cho rằng Ấn Độ nên giới hạn sinh đẻ có kế hoạch để tiết kiệm nguồn lực cũng như giải quyết các tệ nạn phát sinh thì nhiều chuyên gia lại cho rằng quốc gia này đang đối mặt với thực tế khá khác.

Số liệu của Liên Hiệp Quốc cho thấy tỷ lệ sinh bình quân mỗi phụ nữ trong độ tuổi 15-49 tại Ấn Độ đã giảm từ 2,8 trẻ em/1 phụ nữ trong khoảng 2005-2010 xuống còn 2,44 trong khoảng 2005-2010. Con số này được sự đoán sẽ giảm xuống chỉ còn 2 trẻ/phụ nữ vào năm 2035.

Quốc gia đông dân thứ 2 thế giới tranh cãi nảy lửa vì vấn đề đẻ nhiều, đẻ ít - Ảnh 3.

Tỷ lệ sinh tại Ấn Độ (trẻ em/phụ nữ)

Tuy nhiên, trên thực tế sự suy giảm tỷ lệ sinh mới này chỉ tập trung chủ yếu tại những vùng kinh tế phát triển hay có nhiều người giàu như Kerala, Karnataka, Telanaga… với tỷ lệ sinh mới dưới 2 trẻ/phụ nữ vào năm 2016. Trong khi những bang nghèo như Bihar hay Ultar Pradesh đều có tỷ lệ vượt 3 trẻ/phụ nữ.

Sự phân biệt khi người giàu ngày càng đẻ ít còn người nghèo ngày một đông con đang khiến Ấn Độ phân hóa mạnh. Tầng lớp thượng lưu ngày một giàu hơn do có nhiều nguồn lực cho lượng ngày càng ít người trong khi người nghèo ngày càng nghèo do phải phân bổ nguồn lực cho nhiều con.

Đối với những người nghèo Ấn Độ, đông con đồng nghĩa đông lao động và có thể kiếm sống cho gia đình. Theo giáo sư Duru Arun Kumar của Viện công nghệ NSIT, hơn 50% dân số Ấn Độ đang có thu nhập cực kỳ thấp và làm việc trong những ngành ngốn nhân lực như nông nghiệp, xây dựng, sản xuất…

Không những thế, việc các nhóm tôn giáo có tốc độ tăng trưởng dân số khác nhau cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Những vụ thanh trừng, xung đột đẫm máu giữa những người theo tôn giáo khác nhau đã từng xảy ra ở Ấn Độ.

Quốc gia đông dân thứ 2 thế giới tranh cãi nảy lửa vì vấn đề đẻ nhiều, đẻ ít - Ảnh 4.

Tỷ lệ sinh tại Ấn Độ theo tôn giáo (trẻ/phụ nữ)

Hiện tỷ lệ sinh mới của người Ấn Độ theo đạo Hồi là 2,6 trẻ/phụ nữ trong khi đạo Hindu là 2,1. Điều này khiến các chính trị gia đạo Hindu của đảng cầm quyền BJP lo lắng bởi phần lớn những nhà hoạch định chính sách hiện nay của Ấn Độ đều theo đạo Hindu.

Năm 2015, một số nghị viên của đảng BJP thậm chí còn kêu gọi phụ nữ đạo Hindu sinh thêm ít nhất 4 đứa trẻ để bảo vệ "đức tin". Đầu năm 2018, nhà hoạch định chính sách Giriraj Singh của đảng BJP thậm chí đã chỉ đích dân việc người đạo Hồi tăng trưởng dân số đang đe dọa đến ổn định xã hội và phát triển của đất nước.

AB

Cùng chuyên mục
XEM