Những mặt hàng giả 'trứ danh' của Trung Quốc

10/04/2015 15:26 PM | Thương hiệu

Trang CNBC điểm qua 10 mặt hàng “nhái” đáng chú ý nhất của Trung Quốc...

Apple Watch “nhái”

Phải vài ngày nữa hãng công nghệ Mỹ Apple mới chính thức đưa chiếc đồng hồ thông minh Apple Watch lên kệ. Tuy nhiên, những sản phẩm “nhái” Apple Watch đã được bày bán nhan nhản ở Trung Quốc với mức giá từ 40-80 USD, “rẻ bèo” so với mức giá tối thiểu 349 USD cho mỗi chiếc Apple Watch “xịn” đăng trên mạng Taobao.

<b>Công viên Disneyland “nhái”</b><br><br>Công viên giải trí Shijingshan ở Bắc Kinh, Trung Quốc được mở cửa vào năm 1986 với khẩu hiệu “Disneyland ở quá xa”. Khi tới thăm công viên này, khách cứ ngỡ mình đang bước vào một công viên chủ đề Disneyland thật.<br><br>Năm 2007, Disney đã tiến hành đàm phán với Shijingshan nhằm yêu cầu công viên chấm dứt vi phạm bản quyền. Tuy vậy, thay vì đóng cửa, Shijingshan tiếp tục nâng cấp và mở rộng.

Công viên Disneyland “nhái”

Công viên giải trí Shijingshan ở Bắc Kinh, Trung Quốc được mở cửa vào năm 1986 với khẩu hiệu “Disneyland ở quá xa”. Khi tới thăm công viên này, khách cứ ngỡ mình đang bước vào một công viên chủ đề Disneyland thật. Năm 2007, Disney đã tiến hành đàm phán với Shijingshan nhằm yêu cầu công viên chấm dứt vi phạm bản quyền. Tuy vậy, thay vì đóng cửa, Shijingshan tiếp tục nâng cấp và mở rộng.

<b>Cửa hiệu Apple “nhái”</b><br><br>Năm 2011, hàng loạt “cửa hiệu Apple” mọc lên ở thành phố Côn Minh, Trung Quốc, trông không khác gì những cửa hiệu bán lẻ chính thức của Apple, từ đồng phục nhân viên cho tới thiế kế nội thất. Sau đó, nhà chức trách Trung Quốc đã vào cuộc và phát hiện 22 cửa hiệu ở Côn Minh sử dụng trái phép nhãn hiệu thương mại Apple. <br>

Cửa hiệu Apple “nhái”

Năm 2011, hàng loạt “cửa hiệu Apple” mọc lên ở thành phố Côn Minh, Trung Quốc, trông không khác gì những cửa hiệu bán lẻ chính thức của Apple, từ đồng phục nhân viên cho tới thiế kế nội thất. Sau đó, nhà chức trách Trung Quốc đã vào cuộc và phát hiện 22 cửa hiệu ở Côn Minh sử dụng trái phép nhãn hiệu thương mại Apple.

Rượu “nhái”

Rượu cao cấp “nhái” là một trong những xu hướng hàng “nhái” đáng lo ngại nhất ở Trung Quốc. Trong một chiến dịch truy quét vào tháng 11/2014, nhà chức trách Trung Quốc đã phát hiện hơn 100.000 chai rượu giả, “nhái” dán nhãn Johnie Walker, Hennessy, Remy…. Với những thành phần như nước rửa sơn móng tay, chất tẩy rửa và Methanol, những chai rượu giả, “nhái” này có thể rất độc hại. Người tiêu dùng uống phải có thể bị nôn mửa, chóng mặt, tiêu chảy, thậm chí mù lòa, suy gan thận…

<b>Xe sang “nhái”</b><br><br>Tại triển lãm Ôtô Thượng Hải năm 2009, hãng xe Geely của Trung Quốc trình làng chiếc xe Geely GE. Người tham dự triển lãm đã “giật mình” khi thấy chiếc xe này trông quá giống chiếc Rolls Royce Phantom. Geely GE có giá 44.550 USD, trong khi một chiếc Rolls Royce Phantom có giá 371.260 USD.<br><br>Tương tự, năm ngoái, hai hãng xe Trung Quốc là Changan Auto và Jiangling Motors Corporations “bắt tay” sản xuất chiếc LandWind X7 (giá 20.700 USD) trông cực giống chiếc Range Rover Evoque (giá từ 59.000 USD) của hãng Jaguar Land Rover.

Xe sang “nhái”

Tại triển lãm Ôtô Thượng Hải năm 2009, hãng xe Geely của Trung Quốc trình làng chiếc xe Geely GE. Người tham dự triển lãm đã “giật mình” khi thấy chiếc xe này trông quá giống chiếc Rolls Royce Phantom. Geely GE có giá 44.550 USD, trong khi một chiếc Rolls Royce Phantom có giá 371.260 USD. Tương tự, năm ngoái, hai hãng xe Trung Quốc là Changan Auto và Jiangling Motors Corporations “bắt tay” sản xuất chiếc LandWind X7 (giá 20.700 USD) trông cực giống chiếc Range Rover Evoque (giá từ 59.000 USD) của hãng Jaguar Land Rover.

<b>Con chip “nhái”</b><br><br>Năm 2011, Ủy ban Quân vụ thuộc Thượng viện Mỹ xác định được một khối lượng lớn linh kiện điện tử giả trong chuỗi cung cấp của Bộ Quốc phòng nước này, phần lớn bị tình nghi đến từ Trung Quốc. Các nhà thầu quốc phòng Mỹ đã nhận diện được 1.800 vụ linh kiện bị nghi giả, với hơn 1 triệu linh kiện khác nhau có liên quan. <br><br>Báo cáo của Ủy ban Quân vụ thuộc Thượng viện Mỹ nói rằng, một số linh kiện điện tử giả nói trên đã được tìm thấy trong một số hệ thống vũ khí của Mỹ bao gồm các loại chiến đấu cơ C-17 và C-130J của không quân nước này.<br>

Con chip “nhái”

Năm 2011, Ủy ban Quân vụ thuộc Thượng viện Mỹ xác định được một khối lượng lớn linh kiện điện tử giả trong chuỗi cung cấp của Bộ Quốc phòng nước này, phần lớn bị tình nghi đến từ Trung Quốc. Các nhà thầu quốc phòng Mỹ đã nhận diện được 1.800 vụ linh kiện bị nghi giả, với hơn 1 triệu linh kiện khác nhau có liên quan. Báo cáo của Ủy ban Quân vụ thuộc Thượng viện Mỹ nói rằng, một số linh kiện điện tử giả nói trên đã được tìm thấy trong một số hệ thống vũ khí của Mỹ bao gồm các loại chiến đấu cơ C-17 và C-130J của không quân nước này.

<b>Giày cao gót “nhái” hiệu Christian Louboutin</b><br><br>Tháng 7/2012, hải quan Mỹ bắt giữ một số lô hàng từ Trung Quốc chứa hơn 20.400 đôi giày Christian Louboutin “nhái”. Lô hàng này trị giá 57.490 USD, nhưng nếu bán lẻ có thể sẽ mang về 18 triệu USD.

Giày cao gót “nhái” hiệu Christian Louboutin

Tháng 7/2012, hải quan Mỹ bắt giữ một số lô hàng từ Trung Quốc chứa hơn 20.400 đôi giày Christian Louboutin “nhái”. Lô hàng này trị giá 57.490 USD, nhưng nếu bán lẻ có thể sẽ mang về 18 triệu USD.

<b>Thuốc giả</b><br><br>Tháng 4/2014, đài RFI của Pháp đưa tin hải quan nước này đã tịch thu 10 tấn thuốc giả dành cho bệnh nhân bị rối loại cương dương và tiêu chảy có nguồn gốc từ Trung Quốc. Thành phần của các loại thuốc giả này thực chất chỉ là đường. Lô hàng có trị giá 1 triệu Euro. Chống thuốc giả hiện là một ưu tiên của Trung Quốc.<br>

Thuốc giả

Tháng 4/2014, đài RFI của Pháp đưa tin hải quan nước này đã tịch thu 10 tấn thuốc giả dành cho bệnh nhân bị rối loại cương dương và tiêu chảy có nguồn gốc từ Trung Quốc. Thành phần của các loại thuốc giả này thực chất chỉ là đường. Lô hàng có trị giá 1 triệu Euro. Chống thuốc giả hiện là một ưu tiên của Trung Quốc.

<b>iPed”</b><br><br>“Ra lò” vào năm 2010, chiếc máy tính bàng iPed “made in China” có nhiều điểm tương đồng với chiếc iPad của hãng Apple. iPed có giá khoảng 105 USD và thậm chí có mặt trên thị trường Trung Quốc trước khi iPad được phép vào thị trường này. Một chiếc iPad Air 2 của Apple hiện có giá khoảng 590 USD.

"iPed”

“Ra lò” vào năm 2010, chiếc máy tính bàng iPed “made in China” có nhiều điểm tương đồng với chiếc iPad của hãng Apple. iPed có giá khoảng 105 USD và thậm chí có mặt trên thị trường Trung Quốc trước khi iPad được phép vào thị trường này. Một chiếc iPad Air 2 của Apple hiện có giá khoảng 590 USD.

<b>Nhà hàng “nhái”</b><br><br>Từ “shanzhai” - có nghĩa là hàng giả, “nhái” - đã trở nên quá phổ biến ở Trung Quốc đến nỗi, vào năm 2008, một công ty bất động sản đã quyết định mở “Phố Shanzhai” ở Nam Kinh. Khu vực này tập trung hàng loạt cửa hiệu bán lẻ “nhái”, bao gồm cả các cửa hiệu ăn uống giả các thương hiệu nổi tiếng như Pizza Huh, Bucksstar coffee và McDnoalds.<br><br>Chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh Wei Jia Liang Pi ở Bắc Kinh trông cũng rất giống McDonald’s, nhưng với logo là một chữ M lộn ngược.

Nhà hàng “nhái”

Từ “shanzhai” - có nghĩa là hàng giả, “nhái” - đã trở nên quá phổ biến ở Trung Quốc đến nỗi, vào năm 2008, một công ty bất động sản đã quyết định mở “Phố Shanzhai” ở Nam Kinh. Khu vực này tập trung hàng loạt cửa hiệu bán lẻ “nhái”, bao gồm cả các cửa hiệu ăn uống giả các thương hiệu nổi tiếng như "Pizza Huh," "Bucksstar coffee" và "McDnoald's. Chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh Wei Jia Liang Pi ở Bắc Kinh trông cũng rất giống McDonald’s, nhưng với logo là một chữ M lộn ngược.

>> Những người siêu giàu ở Trung Quốc

Theo Diệp Vũ

Cùng chuyên mục
XEM