Bí quyết dưới đây sẽ giúp nội dung của bạn có 100.000 lượt xem và chia sẻ

15/06/2015 10:53 AM | Thương hiệu

Đối với những người làm tiếp thị số, tạo ra một nội dung có khả năng viral (lan tỏa) được xem là thành công quyết định. Một nội dung đạt tới 100.000 lượt xem đồng nghĩa với việc có 100.000 cơ hội tiềm năng cho thương hiệu của bạn. Tuy nhiên, làm sao để đạt được con số này? Nó có khả thi không?

Tất nhiên là có. Bí quyết nằm ở việc bạn hiểu những cơ sở khoa học để tạo ra những nội dung có khả năng viral.

Những khác biệt nhỏ

Đầu tiên, hãy nhìn vào cơ chế của việc lan tỏa. Có thể thấy, hầu hết các nội dung có viral tốt nhờ vào nhiều yếu tố cá biệt – thay vì chỉ một yếu tố đột biến đơn lẻ. Kể cả khi những nhân tố này chỉ có ảnh hưởng rất nhỏ tới hành động share (chia sẻ) nhưng lại có tác động rất lớn tới tổng lượng người xem.

Ví dụ. Bạn chia sẻ một nội dung với 100 người. Sau 4 tiếng, 5% số người trên sẽ chia sẻ với 20 người khác. 5% của 20 người khác lại thực hiện hành động chia sẻ tương tự. Sau 3 ngày, 1.900 người đã xem nội dung của bạn. Hãy thử nghĩ xem, điều gì sẽ xảy ra nếu bạn tạo ra một tiêu đề giật gân khiến ít nhất 7 trên mỗi 100 người chia sẻ nội dung đó?

Có thể bạn sẽ nghĩ con số sẽ tăng lên thêm vài nghìn. Hoàn toàn sai. Chính xác là bạn sẽ có khoảng 150.000 người xem chỉ sau 3 ngày. Tỉ lệ tăng trưởng 7.500%. Không thể tin được.

Vậy chính xác thì những yếu tố cá biệt nào có thể khiến nội dung viral?

Tiếng cười, giải trí hay sợ hãi

01_453784086_519de37834

Image credit: staticflickr

Những cảm xúc tích cực là chìa khóa để mọi người chia sẻ nội dung. Trang BuzzSumo đã phân tích 100.000 nội dung được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội để xem những cảm xúc mà mọi người thu về.

Họ nhận ra, cảm giác sợ hãi đứng ở vị trí đầu tiên (25%), tiếp theo là gây cười (17%), giải trí (15%) và vui vẻ (14%). Nghĩa là 4 cảm xúc trên đã chiếm tới 73% những cảm xúc được chia sẻ nhiều nhất.

Trong khi đó, những cảm xúc tiêu cực thì chia sẻ kém hơn nhiều. Chẳng hạn tức giận (6%), còn cảm giác đau buồn chỉ chiếm 1%.

Tiêu đề bài viết - yếu tố cực kỳ quan trọng

02_254888-newspaper-headline

Image credit: pcmag.com

Trước khi mọi người đọc nội dung của bạn, họ sẽ đọc tiêu đề trước. Trừ khi người đọc cực kỳ say mê nội dung và muốn click ngay lập tưc, còn không thì nội dung của bạn sẽ chẳng có ai ngó ngàng tới. Những tác động của việc chọn tiêu đề rất lớn. Trong một vài trường hợp, nó giúp tỉ lệ click vào bài viết tăng 1.600%. Một con số đáng để quan tâm?

Tiêu đề tốt nhất là những tiêu đề có tính Cá nhân và Cụ thể. Trang Buffer đã thử phân tích những từ ngữ hàng đầu được sử dụng trong các nội dung viral. Nó mang tới 2 kết luận rất thú vị.

Đầu tiên, những tiêu đề sử dụng những từ ngữ như “Bạn” hay “Của bạn” trong nhóm được chia sẻ nhiều nhất. Những tiêu đề như vậy đảm bảo rằng nội dung bài viết đi trực tiếp tới người đọc, thay vì nói về người viết.

Thứ hai, những từ ngữ như “Đây”, “Điều này”,… cũng mang về thành công vì nó tạo ra một hình ảnh cụ thể trong tâm trí người đọc.

Những con số

Các con số cũng là yếu tố giúp nội dung của bạn được lan tỏa nhanh hơn. Thực tế, việc bắt đầu đặt tiêu đề với con số, chẳng hạn như “7 cách để giúp bạn thoát khỏi nỗi sợ máy bay” sẽ gây chú ý nhiều hơn so với việc nói trực tiếp tới người đọc.

Một khảo sát bởi Conductor đã hỏi mọi người kiểu tiêu đề nào họ thích nhất. Kết quả là những tiêu đề bắt đầu với các con số đứng đầu với tỉ lệ chọn là 36%. Trong khi đó, tiêu đề bắt đầu với “Làm thế nào”, “Bí quyết”,… nhận được 17% lượt bình chọn. Cả hai tiêu đề dạng trên đều đạt hiệu quả bởi nó rõ ràng và hứa hẹn những nội dung có thể áp dụng được ngay.

Thú vị hơn, những con số hiệu quả nhất để đặt tiêu đề là 10, tiếp theo là 23.

Khai thác tính hiếu kỳ

03_11057641_large

Image credit: photo-viewbug 

Một tiêu đề tốt sẽ tạo nên một khoảng trống giữa việc người đọc đã biết và điều họ đang muốn biết. Đây gọi là “khoảng trống hiếu kỳ” – một định nghĩa của George Loewenstein, giáo tư tại đại học Carnegie Mellon. Trong thực tế, bạn phải đưa ra tiêu đề có đủ thông tin cho người đọc để họ cảm thấy hứng thú, nhưng không vội đưa ra câu trả lời.

Dưới đây là một ví dụ điển hình. Tiêu đề A là “Chương trình Camera giấu kín bối rối vì không tìm thấy ai cả tin tại Texas”. Trong khi đó Tiêu đề B như sau: “Một số của chương trình Camera giấu kín tới Texas. Họ không ngờ mình phát hiện ra điều này”.

Tiêu đề A đi vào trực tiếp, trong khi tiêu đề B thì gây ra sự tò mò. Như dự đoán, tiêu đề B được click nhiều gấp 2 lần tiêu đề A.

Nội dung dài được chia sẻ nhiều hơn

Hầu hết mọi người nghĩ rằng nội dung viral tốt sẽ xoay quanh những tấm ảnh chụp con mèo đáng yêu hay vài hình ảnh meme dễ nhớ. Tuy nhiên, những điều mà người viết báo đã trải nghiệm qua hàng thập kỷ qua cho thấy điều ngược lại. Những bài báo dài lúc nào cũng bán chạy hơn. Điều này cũng lặp lại tương tự trên mạng xã hội.

Những post dài là những post hiệu quả nhất. Mọi người tìm đến những tay viết xuất sắc, nội dung thông tin đầy đủ chứ không chỉ gói gọn trong 300 từ. Những nghiên cứu cho thấy số lượt chia sẻ tăng tỉ lệ thuận với nội dung bài viết. Những bài viết trong độ dài từ 2.000 đến 3.000 từ nằm trong nhóm được chia sẻ nhiều nhất.

Đừng quên hình ảnh

04_light-virus-1

Image credit: hswstatic

Những nội dung bằng hình ảnh cũng hỗ trợ việc tăng số lần bài viết được chia sẻ. Một nghiên cứu cho thấy những bài viết với ít nhất 1 hình ảnh sẽ được chia sẻ trên Facebook nhiều gấp đôi so với những bài viết không có ảnh nào. Thumbnail thậm chí còn quan trọng hơn, nó đẩy số lượt chia sẻ trên Facebook tăng hơn 200%.

Bắt tay với những Influencer

Một cách rất hiệu quả để giúp nội dung của bạn lan tỏa nhanh đó là để những Influencer (người ảnh hưởng – chỉ những người nổi tiếng có đông friend và follower trên mạng xã hội) chia sẻ lại nội dung của bạn. Bạn có thể kết nối với các Influencer thông qua mạng xã hội, nhưng xây dựng một mối quan hệ trực tiếp ngoài đời thực sẽ tốt hơn nhiều.

Nghiên cứu của Tomoson cho thấy 37% những người làm tiếp thị nội dung đánh giá blog là nơi tốt nhất để nhờ tới sự giúp đỡ của các Influencer, hơn cả Facebook, Youtube và Twitter cộng lại.

Gây ngạc nhiên, nhưng không gây sốc

05_GRAPHIC_YoungFrankenstein-20120419

Image credit: mbu-a

Yếu tố ngạc nhiên có thể giúp nội dung của bạn lan tỏa, nhưng hãy phân biệt rõ ràng giữa yếu tố ngạc nhiên và yếu tố gây sốc. Ranh giới giữa hai yếu tố này rất mong manh, và nếu bạn đi quá lằn ranh, kết quả sẽ rất khác biệt.

Yếu tố gây sốc khiến nội dung của bạn không được chia sẻ. Một ví dụ từ Havard Business Review đó là quảng cáo “Clothing Drive” của Bud Light. Quảng cáo này có nội dung những nhân viên văn phòng cởi bỏ quần áo để đổi lấy bia. Kết quả thu về đó là lượng người xem lớn nhưng tỉ lệ chia sẻ cực thấp. Trong khi đó, một quảng cáo nội dung tương tự nhưng không có yếu tố khỏa thân, lại thu về lượng người xem tương tự nhưng tỉ lệ chia sẻ cao hơn nhiều.

Trang Lam

Cùng chuyên mục
XEM