6 công ty có chiến dịch quảng cáo khiến dư luận dậy sóng

14/12/2012 21:30 PM | Thương hiệu

Những chiến lược tiếp thị hay những quảng cáo thương hiệu rất tồi tệ và gây sốc cho mọi người.

Điều này không những chẳng mang lại lợi ích gì mà còn khiến danh tiếng của họ bị sụt giảm nghiêm trọng.

Vào thời điểm hiện nay, việc người mẫu chưa đủ tuổi không mang nội y trong quảng cáo của hãng American Apperal hay chiếc áo phân biệt chủng tộc của Urban Outfitters dường như là một phần của những chiến dịch quảng cáo bị lên án mạnh mẽ bởi dư luận.

Dưới đây là 6 công ty có những quá khứ sóng gió nhất trong quảng cáo.

6. Abercrombie and Fitch


Abercrombie đã từng có những hành động gây tranh cãi ví dụ như áo thun phân biệt chủng tộc nhạy cảm, các hình ảnh về giới tính của các bé gái và tạp chí xuất bản định kì A&F với hình ảnh các mẫu trẻ gần như khỏa thân trong thập kỉ qua.

Một trong những sai lầm nổi tiếng nhất của A&F là việc bán chiếc áo phông với dòng chữ “Wong Brothers Laundry Service – Two Wongs Can Make It White” vào năm 2012

Những chiếc áo với ý tưởng tồi khác bao gồm dòng chữ trên áo dành cho nữ vào năm 2009 với nội dung “Sẵn sàng cho tiệc tùng” hay “Ai cần não khi mà bạn đã có chúng” và “ sinh viên nữ mong muốn nghiên cứu tình dục”.

A&F cũng có lịch sử bán quần áo lót xác định giới tính cho cỡ trước tuổi vị thành niên. Năm 2012, hãng thu hút sự chú ý của dư luận tới các đồ nội y với các cụm từ như “ mắt kẹo” hay “chớp chớp”. Năm 2011, hãng cũng bị chỉ trích vì bán áo nâng ngực cho lứa tuổi từ 8 tới 14 tuổi.

Ngoài ra, A&F cũng bị buộc tội phân biệt chủng tộc với nhân viên da đen và châu Á, ép buộc một người công nhân mất một chân làm việc trong nhà kho hay sa thải những người Hồi giáo đội khăn trùm đầu.

5. Spirit Airlines


Để quảng cáo cho hãng hàng không giá rẻ của mình, Spirit Airlines đã có chiến dịch quảng cao với hình ảnh về tình dục rẻ tiền.

Ví dụ, hãng hàng không này đã đưa những chiếc xe xuống các đường phố ở Las Vegas khi quảng cáo các chuyến bay với dòng chữ: “Tôi sẽ đi với giá 18 USD”, kèm theo đó là hình ảnh người mẫu trông rất rẻ tiền và phảm cảm.

Ngoài ra, Spirit còn nổi tiếng với ý định luôn cố gắng khai thác triệt để bất cứ sự kiện lớn hay scandal nào để quảng cáo cho sản phẩm của mình.

Vào thời điểm cao trào của vụ bê bối twitter của Anthony Weiner, Spirit đã triển khai trò chơi “săn Hoffa”, hỏi các khách hàng có muốn đào cơ thể của Jimmy Hoffa trực tuyến không.

Và tất nhiên không thể thiếu một đợt quảng bá vô vị ăn theo sự việc tràn dầu trên biển.

4. Spencer’s Gifts


Hãng quần áo bán lẻ khác thường này được biết đến vì những chiếc áo thun thô tục với những dòng chữ phân biệt giới tính và xúc phạm danh dự người khác. Đầu tháng nay, hãng còn cho ra mắt một loại áo với những dòng chữ tục tĩu xúc phạm phụ nữ.

3. PETA


Khi tổ chức bảo vệ động vật này ném máu lên những chiếc áo lông thú, họ cho tung ra những chiến dịch quảng cáo gây sốc.

Một ví dụ là khi PETA đặt những tấm biển rất lớn bên ngoài trường tiểu học vào tháng 11 với hình ảnh những chú chó nhỏ rất xinh xắn, hỏi các em bé có muôn ăn thịt chó vào ngày lễ tạ ơn hay không.

PETA đặc biệt rất hay sử dụng hình ảnh những người nổi tiếng khỏa thân như trong một quảng cáo có hình ảnh Pamela Anderson đã bị cấm tại Canada hay chiến dịch quảng cáo toàn những người mẫu với dòng chữ “Thà không mặc gì còn hơn mặc lông thú”.

Giới phê bình cũng băn khoăn về việc PETA thường xuyên khai thác triệt để người phụ nữ trong những chiến dịch chống lại việc dùng lông và da thú để làm ra các sản phẩm thời trang.

Thậm chí một lời nhắn tích cực của tổ chức về vấn đề ăn chay tăng sức khỏe tình dục cũng bị làm lu mờ bởi chiến dịch gây tranh cãi bị chỉ trích bởi đã bình thường hóa nạn bạo lực với phụ nữ. Thêm vào đó, PETA cũng đã so sánh một cách bỉ ổi việc giết động vật với nạn tàn sát hàng loạt người Do Thái thời Đức Quốc xã.

2. Urban Outfitters


Thực tế, Urban Outfitters đã mua quần áo bán ở trước sân và bán lại với giá gấp 10 lần trong các cửa hàng. Bất kì vết rách, chỗ thủng hay vết sơn hay khiếm khuyết nào đều được sửa chữa. Có lẽ đó cũng là nguyên nhân nổ ra nhiều tranh luận xung quanh hãng thời trang này

Urban đã từng gây ra làn sóng giận dữ khi bán những chiếc áo phông có hình vụ thảm sát Do Thái.

Một lần nữa, hãng này lại bị chỉ trích vì dòng chữ “New Mexico sạch hơn Mexico” trên những chiếc áo phông được bày bán năm 2005.

Navajo đã kiện Urban vì hãng đã đưa thiết kế bản quyền của Navajo vào các sản phẩm đồ lót của mình.

Và có cả thời điểm các cửa hàng phân phối bán lẻ giới thiệu chiếc áo có dòng chữ “Obama Black” năm 2010.

Outfitters cũng đồng thời là một trong số các bị cáo trong vụ kiện 28 triệu USD vì chiếc áo có in hình cô bé 15 tuổi Hailey Clauson với tư thế khiêu khích và phản cảm.

1. American Apparel


Giám đốc điều hành của American Apparel Dov Charney đã từng bị kiện vì có những lời nói kì thị người đồng tính và phân biệt chủng tộc. Luật sư của Charney cho là đây là những lời dối trá.

Charney cũng phải đồng thời đối mặt với những cáo buộc từ nhân viên cũ về quấy rối tình dục bởi nhân viên cũ và thuê nhân viên theo ngoại hình.

American Apparel được biết đến vì những người mẫu thường xuyên khỏa thân hoặc xuất hiện với những hình ảnh phản cảm trong các quảng cáo. Nhưng gần đây hãng này đã gặp rắc rối vô cùng lớn vì hình ảnh quảng cáo của người mẫu chưa đến 16 tuổi với áo voan và không có nội y.

American Apparel đồng thời cũng cho thấy sự thiếu cảm thông và những hiểu biết thông thường khi tiến hành đợt giảm giá ăn theo chủ đề về cơn bão Sandy, một cơn bão khinh khủng đã khiến hơn100 người thiệt mạng và hàng triệu người bị thiệt hại. Tuy vậy, Charney này đã cho rằng chiến dịch này chả có gì là nghiêm trọng.

Phong Linh

kyanh

Cùng chuyên mục
XEM