Quan trọng là 'thần thái', nhưng đây là 10 thói quen tư duy 'xấu xí' đang khiến bạn đánh mất khí chất của mình

10/03/2018 09:38 AM | Sống

Thói quen ảnh hưởng đến thần thái của chúng ta. Và hơn hết, thói quen còn định nghĩa cuộc sống chúng ta đang có.

"Lớn rồi, đừng làm những động tác thừa nữa" là một trong những câu nói bạn sẽ nghe rất nhiều khi trưởng thành.

Thói quen ảnh hưởng đến thần thái của chúng ta. Và hơn hết, thói quen còn định nghĩa cuộc sống chúng ta đang có.

Lớn lên, để có được một cuộc sống cân bằng, làm việc ý nghĩa, sống cuộc sống đủ đầy cũng như tươi đẹp, bạn cần phải loại bỏ trong mình những thói quen thừa thãi, bởi vì về lâu ngày nó sẽ đem đến nhiều gánh nặng cũng như cản trở trên con đường phát triển cuộc sống và sự nghiệp.

Đã đến lúc bạn cần bỏ chút thời gian nhìn lại những thói quen mình đang có.

Dưới đây là 10 thói quen xấu ảnh hưởng tiêu cực đến thần thái, và cả chất lượng cuộc sống của bạn sau này.

1. Đi tìm một lý do – Lời biện minh

Có bao giờ bạn thấy chính mình đi tìm một lý do khi mọi thứ diễn ra không như ý bạn muốn? Bạn cố gắng giải thích một sự việc như thể đó là cách duy nhất bạn đối mặt với những khó khăn vậy.

Mình mệt quá. Mình không có thời gian. Người khác làm cũng được mà. Chưa đúng lúc đâu. Mình làm không nổi. Mình chưa sẵn sàng. Không có ai giúp mình hết. Lỡ mình làm không được thì sao. Công việc này có cái gì đâu mà làm. Mình buồn ngủ quá. Mình chưa có tiền.

Đó là những lý do tồi tệ nhất ai cũng có thể mắc phải.

Ai cũng có thể tìm cho mình lý do cả, bởi vì nó dễ dàng. Nó là ý nghĩ đầu tiên của bất kỳ ai muốn trì hoãn một công việc.

Và nếu như bạn để ý nghĩ đó kéo dài quá lâu trong đầu,vô tình bạn có thể thuyết phục chính mình rằng nó là sự thật, rằng bạn không muốn hành động nữa.

2. Thói quen kết nối

Bạn dễ dàng bị mất tập trung với công việc khi kết nối với mọi người qua Facebook, Zalo, tin nhắn điện thoại và các ứng dụng khác.

Thời gian là một trò đùa, khi sự kết nối đem đến cảm giác hài lòng về chính mình, thì bạn phải đánh đổi sự hiệu quả công việc của bạn ngay cả bạn cũng không biết. Và khi bạn không làm được trò trống gì, mà vẫn cứ vui vẻ một cách ngờ nghệch trong mắt người khác.

Hãy thử hạn chế tay cầm điện thoại trong một tuần, và tập trung với công việc, xem thử thần thái cũng như mức độ hài lòng bản thân tăng lên như thế nào.

3. Làm nhiều công việc trong cùng một lúc

Trong cùng một lúc làm nhiều công việc sẽ khiến đầu óc của bạn luôn bận rộn và nhiều áp lực. Khoa học đã chứng minh rằng chỉ có 2 phần trăm trong chúng ta có thể làm nhiều công việc trong cùng một lúc một cách hiệu quả. Bạn có phải thuộc 2% đó không?

Đừng cố gắng hoàn thành nhiều công việc trong cùng một lúc. Trong tất các thói quen xấu, thì tham lam ôm đồm là thói quen tồi tệ nhất, và cũng là thói quen nhiều người mắc phải.

Hãy cứ từ từ làm từng công việc một. Lúc đó, bạn sẽ nắm rõ tâm trí cũng như năng lượng của mình. Thần thái xuất hiện của bạn trước mắt mọi người cũng tốt hơn, và bạn sẽ đạt được hiệu quả công việc tốt nhất.

4. Nói đồng ý với bất cứ điều gì

Thời gian là nguyên liệu chính cho sự sáng tạo và năng suất làm việc của bạn. Khi bạn nói "đồng ý" với mọi thứ, không những bạn giới hạn khoảng thời gian cho riêng mình, bạn còn bị phụ thuộc vào người khác rất nhiều. Và đó là lúc bạn đánh mất thần thái của mình, khi bị phụ thuộc vào người khác. .

Nói ‘không’ một cách tự tin đồng nghĩa là bạn là người chủ động dành thời gian quý giá để tập trung cho công việc ý nghĩa của bạn, thay vì phản ứng lại tất cả yêu cầu của mọi người xung quanh.

Quan trọng là thần thái, nhưng đây là 10 thói quen tư duy xấu xí đang khiến bạn đánh mất khí chất của mình - Ảnh 1.

5. Hành động trong khi tự phê bình bản thân mình

Nghiên cứu tâm lý học đã đưa ra kết luận rằng thành công và sống khỏe luôn đi đồng hành với lòng tự tôn. Những ai thiếu lòng tự trọng sẽ phải gặp khó khăn đối phó với sự tiêu cực trong cảm xúc và hành vi của mình.

Thần thái của bạn, dù tin hay không tin, nói lên bạn có yêu bản thân mình hay không.

Không ai đủ hoàn hảo để bất đầu bất cứ cái gì mới! Bạn sẽ không bao giờ sẵn sàng cho bất cứ điều gì!

Khi bạn bắt gặp mình nghi vấn chính mình, thì đừng manh động, đừng di chuyển nhiều, cũng đừng cố gắng nói lên mình ổn.

Hãy tập thói quen hành động khi bạn không suy nghĩ gì nhiều, bạn sẽ lấy được sự tự tin, và thần thái của bạn sẽ tốt hơn.

6. Chỉ muốn nhắm đến sự hoàn hảo

Gốc rễ của sự trì hoãn là cảm giác sợ hãi không hoàn thành công việc một cách trọn vẹn.

Chỉ biết nhắm đến sự hoàn hảo sẽ giết chết sự sáng tạo, giết luôn cả thần thái của bạn.

Thế giới thực không cổ vũ những người cầu toàn. Cuộc sống chỉ chào đón những người làm được việc.

Bạn đã từng nghe câu nói ‘thà đến trễ còn hơn không đến’ chưa? Những người không đến là những người cầu toàn. Và khi họ vắng mặt, đồng nghĩa họ sẽ để lại trong mắt mọi người một hình ảnh không có trách nhiệm, và không đáng tin.

Hãy hoàn thành những công việc còn dang dở. Khi đó, dù kết quả không như mong đợi, bạn cũng lấy được cho mình một sự hài lòng nhất định, không chỉ riêng với bạn mà còn đối với mọi người.

7. Trì hoãn những kế hoạch mơ ước của mình

Những công việc bạn luôn mơ về, những điều bạn muốn làm tận trong sâu tâm hồn, là những thứ bạn sẽ giỏi nhất.

Hành động, đừng suy nghĩ!

Nó có thể là một dự án riêng của bạn ngoài giờ làm việc, hay vào cuối tuần. Bạn sẽ không bao giờ biết kết quả của những dự án đó sẽ như thế nào, nếu bạn cứ nằm ở nhà chỉ nghĩ và mơ về nó.

Một người lúc nào cũng mơ mộng, mà không hành động, bước đi như một người vô hồn vậy. Tâm trí lúc nào cũng trên mây có thể đem đến bạn cảm giác hoang lạc, nhưng nó cũng đồng nghĩa thần thái và cả tính cách của bạn sẽ chẳng ra gì.

8. Lo lắng về những điểm yếu của mình

Ai cũng có điểm yếu của mình.

Những người cứ thích chiến thắng bằng điểm mạnh của mình, là những người yếu đuối nhất. Nếu bạn hiểu ‘yếu đuối’ ở đây có nghĩa là gì. Họ cố gắng đi trên con đường thuận lợi, và tránh xa mọi thứ có thể tác động lên điểm yếu của họ.

Nhưng cuộc sống vốn dĩ không đơn giản như vậy, trong một tình huống, khi họ lạc vào một thế giới bắt họ phải chơi bằng điểm yếu, họ bắt đầu phát hoảng và lo sợ lúng túng hẳn lên.

Một người với thần thái tốt nhất là người dễ thích nghi. Có thể quăng họ vào đâu cũng được. Ở đâu cũng thấy họ lạc quan và tự tin có duyên. Bởi vì họ đã quen với cảm xúc đối mặt trước những tình huống không biết trước rồi.

Hãy làm quen với tình huống không biết trước, cũng như những tình huống xấu xảy ra với bạn. Hãy tập làm quen thừa nhận điểm yếu của mình bằng cách đừng lo lắng về nó quá nhiều.

Quan trọng là thần thái, nhưng đây là 10 thói quen tư duy xấu xí đang khiến bạn đánh mất khí chất của mình - Ảnh 2.

9. Thụ động – ôm gốc cây không chịu buông

"Rất đau nếu thất bại, nhưng còn đỡ hơn là không bao giờ cố gắng đến thành công." – Theodore Roosevelt

Không ai dám mạo hiểm cả. Chúng ta cảm thấy an toàn ở nơi chúng ta ‘muốn’ thuộc về, nơi mà chúng ta có thể tránh những cú ngã đau.

Lâu ngày, chúng ta thậm chí không dám nhìn hay nghĩ đến cái gì mới lạ. Và chúng ta nghĩ rằng điều đó là ổn. Chúng ta bước đi như thể cuộc sống cứ thế tiếp diễn, chẳng chút hy vọng hay chút năng lượng gì.

Hảy thử buông gốc cây, tham gia một lớp học đem đến bạn cảm giác bồi hồi, hay mạnh dạn đưa ra một lời đề nghị táo bạo với sếp. Tim bạn sẽ đập nhanh hơn, nhưng sau đó thần thái bạn sẽ đầy sức sống hơn hẳn.

10. Quan tâm quá nhiều vào chuyện của người khác

Thần thái của bạn không chỉ là vẻ nhìn bề ngoài, nó còn nằm ở cái tâm bên trong.

Tâm phải vững thần thái mới tốt.

Khi bạn ngừng quan tâm nhiều về con người và sự việc, bạn sẽ cảm được thế giới xung quanh dưới một góc nhìn khác, từ đó bạn hình thành tính cách cho mình rõ nét hơn.

Khi bạn không còn đặt nhiều câu hỏi về thế giới cũng như về bản thân mình, bạn sẽ biết mình thuộc loại người nào, bạn biết được bạn cần rèn luyện thêm những kỹ năng nào để phát triển mình.

Bạn nói nhiều và hài hước, bạn biết mình cần luyện các kỹ năng bán hàng. Bạn là một người kiêu ngạo, và bạn biết điều đó, bạn có thể rèn luyện thêm về sự cảm nhận cũng như kỹ năng lãnh đạo.

Đâu cũng có cách cho thần thái của bạn phát triển cả, khi bạn có thể ngừng quan tâm về những chuyện không đáng xung quanh.

Hoàng Đặng

Cùng chuyên mục
XEM