Xử trí thông minh khi cần phải sa thải một nhân viên

07/07/2014 11:45 AM | Quản trị

Khi cần sa thải một nhân viên, điều quan trọng nhất cần phải làm đó là không tạo ra khoảng trống và bất cứ điều gì bất lợi đối với công việc hiện tại của toàn đội.

Từ thứ 2 tuần này, CafeBiz xin trân trọng giới thiệu series mới "Những tình huống nhân sự nan giải". 

Series là những tình huống nhân sự thường gặp và kinh nghiệm giải quyết dành cho các lãnh đạo doanh nghiệp, do nhiều lãnh đạo, CEO các tập đoàn lớn trên thế giới chia sẻ.

Series "Những tình huống nhân sự nan giải" sẽ đăng tải vào thứ 2 và thứ 5 hàng tuần.

Trong quá trình làm việc, không ít lãnh đạo phải đau đầu xử lý những nhân viên làm việc không tốt và không phù hợp với công ty. Trường hợp xấu nhất, bạn phải đưa ra quyết định sa thải. 

Vậy cần phải làm việc này như thế nào cho hợp lý và quan trọng là không gây bất cứ ảnh hưởng nào đến công việc hiện tại của toàn hệ thống.

Dưới đây là những chia sẻ của một số doanh nhân nổi tiếng về cách giải quyết tình huống này:

Việc sa thải không hề nặng nề

Theo Eric Griffin, đồng sáng lập và CEO của Clear Coat: “Trong trường hợp này, tôi thường có tư duy rằng phải sa thải một nhân viên làm việc không tốt cho tôi và công ty không hẳn là điều đáng lo ngại. Đôi khi, những nhân viên này không có biểu hiện tốt hay cư xử đúng đắn với các đồng nghiệp chỉ bởi công ty hoặc văn hóa công ty không phù hợp với họ mà thôi. Quan điểm này không chỉ khiến bạn bớt căng thẳng hơn mà còn giúp những nhân viên ở lại nhận ra rằng công ty của bạn đề cao vấn đề hòa hợp giữa văn hóa công ty với nhân viên chứ không phải những tiểu tiết như: Nhân viên có đi làm đúng giờ hay không, có làm tốt công việc hay không…”.

Giải quyết vấn đề một cách nhẹ nhàng

Còn theo CEO của hãng Ishir là Rishi Khanna: “Trước vấn đề này, chúng tôi tập trung vào việc đảm bảo các kế hoạch và công việc của công ty vẫn diễn ra đều đặn và thông suốt. Cần phải đảm bảo sự thay đổi nhân sự này diễn ra một cách nhẹ nhàng nhất. Phương pháp này sẽ giúp bạn có thể sắp xếp lại nhân sự và trách nhiệm công việc của các thành viên trong nhóm mà không gây ra bất cứ ảnh hưởng lớn nào”.

Kết thúc nhanh chóng

“Lúc đầu sẽ có những khó khăn, tuy nhiên tôi sẽ cố kết thúc quá trình đó nhanh nhất có thể. Điều này có lợi cho cả bạn lẫn người nhân viên bị sa thải. Cả hai sẽ sớm vượt qua được giai đoạn khó khăn và tiếp tục triển khai những việc phải làm sau đó” là chia sẻ của Jim Jacobs, chủ tịch Jacobs Realty Group.

Thiết lập lại quy tắc của công ty

CEO Gotham Plastic Surgery là Philip Miller chia sẻ: “Công ty tôi hoạt động dựa trên một loạt những quy tắc đã được định sẵn. Nó được cập nhập và thay đổi thường xuyên nhằm phản ánh chuẩn mực và mong đợi gần nhất của toàn thể nhân viên. Vì thế, khi một nhân viên nào đó phải ra đi, tôi sẽ yêu cầu cập nhập và thay đổi lại bộ những quy tắc này.”

Thuê người thay thế trước khi chính thức cho nhân viên nghỉ việc

CEO e-Healthcare Solutions là RJ Lewis nói: “Để lên kế hoạch cho việc sa thải một nhân viên nào đó, tôi thường phải tiến hành tuyển dụng người thay thế trước. Cần phải có một khoảng thời gian ngắn để nhân viên cũ huấn luyện và bàn giao công việc cho người mới trước khi họ ra đi. Cách thức này thường sẽ mang lại hiệu quả tốt. Tuy nhiên, trong trường hợp nhân viên bị sa thải có thái độ tiêu cực sẽ cho ra kết quả hết sức tồi tệ. Vì thế, bạn cần phải quan sát và sát sao kiểm tra trong quá trình chuyển đổi này”.

>> Xử lý sao khi nhân viên mang cơm đến văn phòng và gây mùi khó chịu

Vân Đàm

vandoan

Cùng chuyên mục
XEM