Sếp ơi, ra quyết định ít thôi, hãy đặt câu hỏi nhiều hơn!

04/09/2014 15:59 PM | Quản trị

Nếu bạn đưa ra quyết định cho những người khác, bạn đang quản lý. Nếu bạn đặt câu hỏi, bạn đang lãnh đạo.

Series "Những tình huống nhân sự nan giải" tập hợp những tình huống nhân sự thường gặp và kinh nghiệm giải quyết dành cho các lãnh đạo doanh nghiệp do các chuyên gia nhân sự nổi tiếng đúc rút. Series "Những tình huống nhân sự nan giải" sẽ đăng tải vào thứ 2 và thứ 5 hàng tuần.

Bài viết tuần này là quan điểm của tác giả Chuck Blakeman, nhà sáng lập công ty Crankset Group.
Những thói quen xấu nhất của các nhà quản lý là a) giải quyết mọi thứ và b) quyết định mọi thứ.

Khi một nhà quản lý giải quyết và ra quyết định, chỉ còn mỗi việc giao nhiệm vụ là việc của người khác. Khi đó, mọi người ở nơi làm việc trở nên vô ích, bởi các nhiệm vụ là để dành cho các cỗ máy.

Các lãnh đạo sẽ làm điều này hoàn toàn khác. Họ đào tạo ra những người biết giải quyết vấn đề và ra quyết định, sau đó họ ra khỏi lộ trình. Nếu bạn càng ngày càng trở nền ít quan trọng hơn tại vị trí của mình, tức là bạn đang lãnh đạo.

Nhà lãnh đạo doanh nghiệp tốt nhất sẽ ra quyết định ít nhất

Nghệ thuật quản lý truyền thống giải quyết các công việc liên quan đến lập kế hoạch, tổ chức, biên chế nhân viên, kiểm soát và chỉ đạo nguồn nhân lực. Trong mô hình quản lý truyền thống, nhân sự vốn là để chỉ đạo và kiểm soát.

Ngược lại, nghệ thuật lãnh đạo giúp người lãnh đạo biết cách ra quyết định ít đi, chỉ những điều họ bắt buộc phải thực hiện.

Các lãnh đạo tài năng sẽ đào tạo những người khác giải quyết và ra quyết định, sau đó họ ra khỏi lộ trình, ngừng giải quyết và quyết định các vấn đề. Thay vào đó, họ đặt câu hỏi và suy nghĩ về tương lai. 

Nếu bạn đưa ra quyết định cho những người khác, bạn đang quản lý. Nếu bạn đặt câu hỏi, bạn đang lãnh đạo.

Cái gì được ủy thác: Nhiệm vụ hay Trách nhiệm?

Khi các nhà quản lý giao nhiệm vụ ("Hãy đặt cái hạt này vào chậu cây"), mọi người cảm thấy mình được việc, nhưng các nhiệm vụ kiểu này là dành cho những cỗ máy. 

Nhưng các lãnh đạo sẽ giao trách nhiệm ("Hãy tạo ra loại quả tuyệt vời"), đưa ra một yêu cầu lớn hơn nhiều, đòi hỏi tư duy, giải quyết, và quyết định. Khi giao trách nhiệm, mọi người có quyền sở hữu và quyền sở hữu là động lực mạnh mẽ nhất trong kinh doanh.

Bạn đang ủy thác nhiệm vụ, chỉ đơn giản là yêu cầu hành động cụ thể thế nào, hay bạn đang ủy thác trách nhiệm, đòi hỏi toàn bộ mọi thứ, khiến những người sáng tạo phải thể hiện?

Quản lý không phải là lãnh đạo: Lãnh đạo không phải là quản lý

Quản lý là một cấu trúc mới được tạo ra chưa lâu, còn lãnh đạo đã ra đời từ hàng thế kỷ trước. Chúng ta không thể đánh đồng 2 vào 1. 

Quản lý công cụ. Lãnh đạo con người

Các mô hình kinh doanh trước đây, thừa hưởng cung cách của hệ thống nhà máy từ thời đại công nghiệp, đã giả định sai lầm rằng mọi người cần được quản lý như công cụ. Họ không phải là công cụ. Họ cần được dẫn dắt.

Công cụ cần được quản lý. Con người thì không. Con người có đấy đủ nhân lực, họ sẽ yêu cầu được lãnh đạo dẫn dắt, chứ không phải được quản lý.

Trong công ty, chúng ta quản lý các công cụ như máy tính, các con số, phần mềm, quy trình, hệ thống, hàng hóa dịch vụ, kế toán, tiếp thị, bán hàng... Đây là tất cả những thứ cần được quản lý. Mọi người trong công ty sẽ quản lý chúng. Nhưng công ty không cần ai đó với chức danh "quản lý" phải lượn lờ khắp nơi để đảm bảo chắc chắn mọi thứ được quản lý. 

Con người quản lý công cụ, và nhà lãnh đạo cần dẫn dắt mỗi người bằng tầm nhìn, hướng dẫn, đào tạo và hỗ trợ. Sau đó, quan trọng nhất là ra khỏi lộ trình đó.

Người quản lý muốn bám trụ vị trí càng lâu càng tốt. Còn người lãnh đạo muốn không ngừng đào tạo ra những người khác giải quyết và ra quyết định, và trở nên ít quan trọng hơn mỗi ngày.

Nghệ thuật lãnh đạo là biết cách đưa ra ít quyết định mà người lãnh đạo phải thực hiện. Muốn làm lãnh đạo: Hãy dừng việc giải quyết, ra quyết định và thay vào đó tập trung đặt các câu hỏi. Mọi người sẽ làm việc tốt hơn nếu bạn làm được như vậy.


K.Anh

kyanh

Cùng chuyên mục
XEM