Quẳng gánh lo đi và vui sống theo phong cách Warren Buffett

11/08/2015 20:01 PM | Quản trị

Nếu Warren Buffett, người có hàng tỷ lý do để lo lắng, có thể sử dụng 6 bước sau để tự giải thoát mình khỏi lo lắng, bạn cũng có thể làm được như ông.

Chúng ta đều biết Warren Buffett là một trong những nhà đầu tư thành công nhất mọi thời đại. Thông qua Berhshire Hathaway, Warren Buffett kiếm được hàng tỷ USD từ những khoản đầu tư giá trị trong hàng thập kỷ qua. Nhưng tiền nhiều cũng có rủi ro, bạn có bao giờ tự hỏi Warren Buffett có bao giờ mất ngủ vì lo lắng làm sao để tiền luôn đẻ ra tiền?

Ví dụ, Warren Buffett đặt cược lớn vào ngành công nghiệp đường sắt. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu một một doanh nghiệp ngành này sa lầy hay một tuyến đường sắt bị trục trặc? Tương tự như vậy, điều gì sẽ đến với những khoản đầu tư đáng kể của ông trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng nếu cuộc suy thoái kinh tế tấn công? Tất cả điều này đủ để khiến đầu óc bất kỳ ai nổ tung.

Thế nhưng Warren Buffett luôn giữ được cái đầu lạnh và không dành nhiều thời gian cho công việc lo lắn. Bí mật của ông nằm trong cuốn sách mà phần lớn nhiều người đã đọc nhưng không nhớ tới của Dale Carnegie có tên How to stop worrying and start living (tạm dịch: Quẳng gánh lo đi và vui sống).

1. Tách bạch vấn đề

Chìa khóa đầu tiên trong việc ngăn ngừa những lo lắng len lỏi trong cuộc sống của bạn là tạo ra những vùng tách biệt trong cuộc sống của bạn. Điều này cũng giống như bạn có thể phong tỏa một phần bị hư hỏng hoặc bị rò rỉ trong một con tàu để ngăn chặn việc nhấn chìm toàn bộ xuống nước, bạn cần phải cô lập những khía cạnh khác nhau của cuộc sống của mình: công việc kinh doanh, các mối quan hệ, tài chính,… để chúng không ảnh hưởng đến nhau.

Ví dụ nếu bạn đã có một ngày làm việc bận rộn và vất vả, bạn cầm tìm ra cách để trở thành người cha, người mẹ tốt mỗi khi trở về nhà thay vì mang tâm trạng nặng nề lây lan sang gia đình của mình.

2. Hiểu được vấn đề

Nếu một vài điều gì đó vừa đi sai lệch với vài khiac cạnh cuộc sống của bạn, đừng phản ứng thái quá với nó trước khi bạn nhận được đầy đủ thông tin cũng như sự thật. Thông thường mọi người thường dễ dàng lo sợ những điều mình không hiểu, vì vậy hãy dành thời gian để tìm hiểu điều gì gây ra vấn đề. Bạn càng hiểu rõ điều gì đó, bạn sẽ bớt lo lắng hơn về nó.

3. Chuẩn bị để chấp nhận điều tồi tệ nhất

Sau khi bạn biết những loại vấn đề bạn đang gặp phải, hãy tìm ra những kết quả tồi tệ nhất có thể phát sinh từ chúng. Sau đó hãy chấp nhận hòa bình với điều đó. Nếu bạn có thể chấp nhận được những trường hợp xấu nhất, sau này bạn chỉ đơn giản là loại bỏ bất kỳ lý do nào khiến bạn lo lắng về nó.

4. Ra quyết định

Một khi bạn đã chấp nhận những kết quả tồi tệ nhất có thể xảy ra đối với một tình huống, sau đó bạn có thể thực sự bắt đầu suy nghĩ về cách bạn thực tế có thể tạo ra để đạt được một kết quả tốt hơn. Hãy đo lường những sự thật bạn có và đưa ra quyết định về việc bạn có thể làm dựa trên những thông tin này. Và thay vì bị mắc kẹt trong vòng xoáy lo lắng, thứ khiến bạn bị tê liệt bởi cảm giác bạn không có đủ thông tin, hãy ra quyết định khi bạn cảm thấy có 75% những gì mình cần.

5. Hành động

Trên một khúc gỗ có 5 con ếch, một con quyết định nhảy ra khỏi khúc gỗ. Vậy còn bao nhiêu con ếch trên khúc gỗ kia? Câu trả lời là 5 bởi quyết định và hành động là những thứ hoàn toàn khác nhau. Sau khi bạn đưa ra một quyết định thực hiện điều gì đó có tiềm năng cải thiện tình hình, hãy hành động ngay lập tức bởi việc thực hiện ngay lập tức sẽ làm giảm mức độ lo lắng của bạn.

6. Mặc kệ nó

Sau khi bạn đã thực hiện tất cả mọi thứ bạn có thể để đối phó với một tình huống xấu nhất, sau đó việc còn lại đơn gian là chấp nhận những gì xảy ra theo thời gian. Không nên lo lắng về việc bạn không thể làm bất cứ điều gì về nó. Hãy chung sống hòa bình với vấn đề và chuyển sang bước tiếp theo bạn cần làm.

Nếu Warren Buffett, người có hàng tỷ lý do để lo lắng, có thể sử dụng 6 bước sau để tự giải thoát mình khỏi lo lắng, bạn cũng có thể làm được như ông.

Thảo Nguyên

Cùng chuyên mục
XEM