Quản trị doanh nghiệp – mô hình nào cũng có sự tập trung sở hữu

10/03/2013 09:16 AM | Quản trị

Để giải quyết mâu thuẫn lợi ích giữa chủ sở hữu và thành phần quản lý, giữa cổ đông lớn – cổ đông nhỏ, người ra có khuynh hướng sở hữu số lượng lớn cổ phần.

Chiều ngày 07/03/2013, tại hội thảo: “Xây dựng HĐQT hiệu quả: Vai trò chiến lược cho phát triển bền vững” do Quỹ đầu tư Vietnam Holding Limited – VNH tổ chức, Giáo sư Tomas Casas Klett – Trường Đại học Skolkovo Moscow đã có bài trình bày về mô hình quản trị doanh nghiệp trên thế giới.

Ông cho rằng, những thất bại của quy chế quản trị doanh nghiệp đồng nghĩa với chi phí quản lý tăng, chiến lược tăng trưởng không có giá trị bởi có sự trục lợi của nhóm lợi ích, tài sản cổ đông sụt giảm – đặc biệt cổ đông nhỏ lẻ và chi phí vốn tăng. 

Các nghiên cứu trước được ông dẫn luận cho rằng mô hình quản trị doanh nghiệp nào cũng có sự tập trung sở hữu và lựa chọn sở hữu lượng lớn Cp để giảm thiểu tổn thất từ mâu thuẩn lợi ích giữa các phe nhóm. 

Quản trị doanh nghiệp – mô hình nào cũng có sự tập trung sở hữu

Quản trị doanh nghiệp hẵn nhiên không còn là cụm từ xa lạ với doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt trong 3 năm qua, khi tần suất cụm từ này được xuất hiện ngày một tăng ở hầu hết các hội nghị về doanh nghiệp, TTCK và đại hội đồng cổ đông. 

Bởi về cơ bản, khi thị trường phát triển ở mức cao hơn, số lượng doanh nghiệp đại chúng tăng, lượng cổ đông và nhà đầu tư tăng lên, lượng tiền đổ vào đó nhiều hơn, người ta đòi hỏi thị trường minh bạch và quyền lợi của các nhà đầu tư được bảo vệ. 

Quản trị doanh nghiệp là một hệ thống quản lý và định hướng nhằm thúc đẩy hoạt động lâu dài của doanh nghiệp trong một thị trường minh bạch có sự tham gia của các cổ đông. 

Đối với các nước phát triển có 2 mô hình quản trị doanh nghiệp cơ bản: 

(i) AngloSaxon – Mỹ, Anh. Đây là mô hình xoay quanh các cổ đông, và rất linh hoạt. Mô hình này được xây dựng trên hệ thống bên ngoài công ty: nền tảng pháp luật và được hình thành trên những thông lệ thông thường và hiểu biết về pháp luật trước kia.  
(ii) Mô hình các nước Châu Âu, Nhật. Đây là mô hình xoay quanh các bên liên quan của công ty và hệ thống bên trong công ty. 

Các nước đang phát triển sử dụng mô hình trung gian – dưa trên chính sách, tinh thần tự nguyện vận dụng các mô hình quản trị doanh nghiệp và dựa vào những thành phần quan trọng khác như chính phủ, ngân hàng và tổ chức khác. 

Theo Tomas Casas Kiett, thế giới ngày nay nghiêng về mô hình quản trị AngloSaxon. Tuy nhiên dù cho mô hình được xây dựng xoay quang cổ đông hay các bên liên quan công ty nó đều bộc lộ điểm chung là sự tập trung sở hữu – quyền quản lý nằm trong tay các tổ chức, ngân hàng, hoặc các gia đình giàu có. 

Điều này đồng nghĩa khả năng phát sinh mâu thuẫn về quyền lợi giữa các cổ đông có quyền lực, thành phần quản lý công ty, và cổ đông thiểu số.

Sở hữu số lượng lớn CP – giải quyết mâu thuẫn lợi ích

Thống kê trên thế giới cho thấy hầu hết các ngân hàng có nhóm cổ đông lớn sở hữu hơn 50% vốn; tỷ lệ sở hữu lớn tính trung bình là 76%; và những tập đoàn quyền lực tạo nên những “tập đoàn công nghiệp và tài chính”. 

Ở các nước có khung quản trị và luật bản quyền yếu kém các phương thức xử lý mâu thuẩn lợi ích giữa các nhóm lợi ích trong doanh nghiệp là không hiệu quả; quyền lợi cổ đông nhỏ không được bảo vệ và đối mặt với rủi ro doanh nghiệp bị thâu tóm cao. 

Chính vì vậy, theo La Porta, sở hữu tập trung cổ phần được dùng làm phương tiện bảo vệ quyền lợi của các cổ đông tại các nước có khung quản trị và luật bản quyền kém. Giáo sư Tomas cho rằng để giải quyết mâu thuẫn lợi ích giữa chủ sở hữu và thành phần quản lý, giữa cổ đông lớn – cổ đông nhỏ, sở hữu số lượng lớn cổ phần được lựa chọn. 

Q. Nguyễn
Theo TTVN

duchai

Cùng chuyên mục
XEM