Muốn làm 'siêu nhân' buổi sáng: Thử chiến lược 5 bước sau

18/11/2014 19:35 PM | Quản trị

Bạn thường bắt đầu một ngày trong bối cảnh và thiết lập suy nghĩ cho thời gian còn lại trong ngày của mình như thế nào?

Hầu hết mọi người thường bắt đầu ngày mới với sự trì hoãn bằng cách nhấn nút báo thức lại, nói với tiềm thức của mình rằng họ không thể tự giác vùng ra khỏi giường vào buổi sáng hay một mình làm những gì cần thiết để được hạnh phúc, khỏe mạnh, và thành công.

Và một vòng luẩn quẩn lặp lại xuất hiện, bạn muốn thức dậy sớm để hoàn thành kế hoạch của mình nhưng hàng sáng điệp khúc “Tôi ghét dậy sớm, tôi không thể dậy sớm được” lại lặp lại.

Để khắp phục tình trạng này khi đồng hồ báo thức bắt đầu cất tiếng kêu, hãy thử xem nó giống như món quà đầu tiên của cuộc sống đối với bạn. Đó là món quà của thời gian để dành cho việc tạo ra cuộc sống mà bạn mong muốn, làm việc hướng tới những mục tiêu, ước mơ của bạn trong khi phần còn lại của thế giới đang ngủ.

Tuy nhiên để trở thành con người của sáng sơm khi bạn vẫn trong tình trạng quen tắt chuông báo thức và nuông chiều bản thân không phải là điều dễ. Làm cách nào để bạn cảm nhận được động lực từ đó dậy sớm và tạo nên một ngày khác biệt khi nó giảm từ 10 xuống chỉ còn mức 2-3 sau một đêm?

Sau đây là chiến lược 5 bước giúp bạn thay đổi thói quen được tạp chí Entrepreneur tổng hợp. Đặc biệt chiến lược này dễ dàng thực hiện, bạn không có lý do gì để từ bỏ trở thành chú chim dậy sớm và chiến thắng trong ngày.

Bước 1: Lập những mục đích trước khi đi ngủ

Những suy nghĩ đầu tiên của bạn vào buổi sáng có thể khá giống với điều cuối cùng mà bạn suy nghĩ trước khi đi ngủ. Nhiều người thường trải qua những đêm thức khuya như Giáng sinh hay hay buổi đầu của một kỳ nghỉ, lúc này họ hầu như không thể ngủ được bởi vì việc háo hức, vui mừng khi thức dậy vào sáng hôm sau. Sau đó, ngay sau khi đồng hồ báo thức reo, họ có thể bật dậy với sự nhiệt tình và bước vào ngày mới nhanh chóng.

Mặt khác, nếu suy nghĩ cuối cùng của bạn trước khi đi ngủ là một điều gì đó giống như "Ôi trời, tôi không thể tin rằng mình phải thức dậy khi ngủ chỉ 6 tiếng, tôi sẽ bị kiệt sức thôi", sau đó suy nghĩ đầu tiên của bạn khi báo thức cất lên có khả năng như sau: "Ôi chúa ơi, đã 6 tiếng rồi sao? Tôi chỉ muốn ngủ tiếp!"

Vì vậy, chìa khóa ở đây để quyết định dứt khoát vào mỗi sáng chính là những dự định vào ngày hôm sau được thiết lập một cách tích cực, khích lệ vào mỗi tối. Điều này sẽ tạo ra kỳ vọng tích cực cho bạn khi bắt đầu ngày mới.

Bước 2: Chuyển đồng hồ báo thức khỏi phòng

Nếu bạn chưa làm như vậy, hãy đặt đồng hồ báo thức càng xa khỏi giường càng tốt. Điều này buộc bạn phải bước chân ra khỏi giường và dễ dàng tỉnh giấc hơn. Những giây phút đầu tiên khi thức dậy là lúc khó cưỡng lại sự nuông chiều bản thân nhất vì vậy nếu tiếp tục báo thức trong tầm với bạn có thể dễ dàng nhấn nút báo thức lại một lần nữa.

Bước 3: Đánh răng

Hãy dành thời gian cho cơ thể bạn thức tỉnh và thích nghi. Sau khi tắt đồng hồ báo thức của bạn, hãy đi thẳng đển bồn rửa mặt để đánh răng và rửa mặt bằng một ít nước ấm hoặc nước lạnh sẽ giúp bạn nhanh chóng tỉnh táo hơn. Hoạt động tưởng chừng đơn giản này có thể làm tăng động lực thức giấc của bạn từ 1-2 lên mức 3 hoặc 4.

Bước 4: Uống một ly nước đầy

Điều này là rất quan trọng. Sau sáu hoặc tám tiếng đồng hồ mà không có nước, bạn có thể bị mất nước nhẹ, điều này có thể gây ra mệt mỏi. Thông thường khi con người cảm thấy mệt mỏi những gì họ thực sự cần là cung cấp nhiều nước hơn, thay vì ngủ nhiều hơn.

Khi bạn uống một ly nước và giữ ẩm cho cơ thể, động lực tỉnh giấc của bạn sẽ được tăng từ mức 3-4 ở bước thứ 3 lên 5 hoặc 6.

Bước 5: Mặc quần áo và tập thể dục

Mặc quần áo tập thể dục cũng đồng nghĩa với việc bạn đã sẵn sàng rời khỏi phòng ngủ của mình. Một số người thích bắt đầu ngày mới bằng cách nhảy vào phòng tắm. Nhưng có lập luận lại cho rằng việc đầu tiên bạn nên làm để tỉnh táo là đổ mồ hôi vì tập luyện thể dục.

Tập thể dục buổi sáng giúp cơ thể bạn khởi động từ đó tối đa hóa năng lượng tinh thần, cảm xúc và dễ giành chiến thắng trong một ngày làm việc.

>> Muốn thành công, hãy dẹp bỏ ngay 6 thói quen làm việc sau

Thảo Nguyên

Nguyễn Thu Thúy

Cùng chuyên mục
XEM