Lời khuyên hữu ích của ông “vua thép” Andrew Carnegie

07/03/2015 10:05 AM | Quản trị

“Hãy ngấu nghiến trong việc học và chắc chắn rằng những người khác cũng được lợi từ tài sản trí tuệ và tiền bạc của bạn.” Carnegie.

Nội dung nổi bật:

- Andrew Carnegie là một doanh nhân người Mỹ gốc Scotland và được nhiều người biết đến với biệt danh “Ông Vua Thép.”

- Theo tạp chí tài chính Forbes thì tới năm 2007 tài sản của ông là 298,3 tỷ USD. Vì thế, Carnegie được coi là người giàu thứ 2 trong lịch sử, xếp sau John D. Rockefeller.

- Sau khi bán công trình thép cho J.P. Morgan, ông dành phần đời còn lại của mình để tập trung vào các hoạt động công tác xã hội.

- Tiêu biểu là tài trợ cho thư viện, hòa bình thế giới, giáo dục và nghiên cứu khoa học.


Andrew Carnegie được sinh ra tại thị trấn Dunfermline, Scotland và di trú tới Hoa Kỳ năm 1858. Từ những công việc đầu tiên là công nhân sản xuất ống chỉ, thợ thông nhà xí tới nhân viên điện báo và đường sắt Pittsburgh. Cuồi cùng ông mở ra công ty thép Carnegie, sau đó sát nhập vào vài công ty nhỏ khác để trở thành U.S Steel. Đây là một trong những công ty thép lớn nhất thế giới với lợi nhuận cao nhất trong nền kinh tế công nghiệp.

Là người bác ái và hảo tâm, Carnegie đã tài trợ rất nhiều cho thư viện sách sau khi bán công trình thép của mình. Theo tạp chí tài chính Forbes thì tới năm 2007 tài sản của ông là 298,3 tỷ USD. Vì thế, Carnegie được coi là người giàu thứ 2 trong lịch sử, xếp sau John D. Rockefeller.

Cũng giống Benjamin Franklin, ông cho rằng những người lãnh đạo là người đọc nhiều sách và rằng của cải được tạo từ kiến thức sâu rộng với tư duy tốt. Carnegie không được đi học đến nơi tới chốn, nhưng với niềm yêu thích đọc sách đã mang lại những kiến thức vô giá và tạo ảnh hưởng lớn đến sự nghiệp thành công của ông.

Sau đây là những lời khuyên hữu ích của ông “vua ngành thép” Andrew Carnegie:

Đầu tư vào bản thân

Carnegie không thích việc đầu cơ trong thị trường tài chính. Ông nghĩ rằng một sự đầu tư tốt hơn là chọn một nghành nghề, học mọi thứ về nó và đầu tư cho việc kinh doanh của chính bạn.

Ông tin rằng con đường đúng đắn để đạt được thành công xuất sắc ở bất kể ngành nào là trở thành người thông thạo trong ngành đó. Carnegie không tin vào việc phân tán năng lượng cho quá nhiều thứ bởi nó khiến bạn mất tập trung. Sức mạnh của sự tập trung chỉ đến khi bạn hy sinh những thứ bạn có thể kiếm nhờ sự trải rộng để đạt một thị trường nhỏ hơn nhưng được xác định rõ ràng.

Thành công đến từ sự cởi mở và đối xử tốt với mọi người

Cũng như những gương thành công to lớn khác, Carnegie trước đây là một sinh viên học về bản tính con người. Biết rằng chuyển năng lượng một cách hiệu quả vào lực lượng lao động sẽ mang lại thành công. Cho nên, ông luôn tạo ra những mối quan hệ tốt với các nhân viên của mình và thường thưởng cho nhân viên thứ mà họ muốn trong chừng mực hợp lý.

Carnegie đã giúp nhiều nhân viên của ông trở nên giàu có. Ví dụ điển hình là ông trả cho giám đốc nhà máy Charles Schwab một triệu đô la một năm. Số tiền lớn này không phải trả cho chuyên môn kỹ thuật của Charles mà cho khả năng động viên, thúc đẩy nhân viên tuyệt vời của Charles Schwab.

Hãy kiểm soát tâm trạng của bạn

“Một tâm trạng vui vẻ đáng giá hơn cả gia tài. Người trẻ nên biết rằng tính tình có thể được trao dồi. Và tinh thần cũng như thân thể có thể chuyển từ bóng tối ra ánh sáng.”  Câu nói trên của Carnegie đã tóm lược hàng trăm sách về tự giúp bản thân và bí quyết thành công. Cho nên, việc kiểm soát tâm trạng nên được xem là bước khởi đầu để vươn tới đỉnh cao sự nghiệp của mỗi người.

Nói trước công chúng thật ra chỉ là nói

Carnegie có hai nguyên tắc khi nói trước đám đông:

  1. Nói với người ta, chứ không phải nói về họ.
  2. Hãy là chính bạn, đừng cố gắng trở thành một “người diễn thuyết”.

Ghi nhớ lời khuyên này của Carnegie và bạn sẽ không cần phải theo một lớp học nói đắt tiền nào. Cần phải bổ sung rằng để là chính bạn. Bạn phải bỏ thời gian để tìm hiểu bạn là ai và bạn đang đại diện cho điều gì. Diễn thuyết là nói ra một từ như cách bạn muốn nó như vậy. Nói chuyện cần xuất phát từ trái tim và luôn luôn thành thật.

Đặt kiến thức và giá trị lên trên tiền bạc

Vào một buổi tối năm 1868 lúc ông được 33 tuổi. Carnegie viết một ghi nhớ cho bản thân mình khi đang ở khách sạn St. Nicholas ở New York. Ông bắt đầu cuốn ghi nhớ rằng “ba mươi tuổi và thu nhập 50.000 USD một năm” và nói rằng ông có thể tổ chức công việc kinh doanh để có thể kiếm được cùng số tiền đó mỗi năm. Trong khi đó, ông sẽ dành số tiền dư ra cho các mục đích từ thiện.

Suy nghĩ sâu xa hơn, Carnegie có ý định nghỉ hưu lúc 35 tuổi và từ đó trỏ đi sẽ dành thời gian đọc sách và nghiên cứu. Dĩ nhiên ông đã không làm như vậy, nhưng qua việc này chúng ta thấy mầm mống của lòng bác ái của ông. Carnegie nói rằng kiến thức có được từ việc đọc và nghiên cứu biểu trưng cho một giá trị thực. Một cuộc sống tốt là phải thực sự rộng mở đầu óc. Chỉ có tiền bạc thì không có giá trị gì.

Đi du lịch để mở mang kiến thức

Carnegie rất thích đi du lịch, đặc biệt khi có một chút phiêu lưu và thôi thúc người khác quan sát thế giới nhiều hơn. Trong từng chuyến đi, ông cố gắng tìm hiểu về văn hóa từng vùng ông đi qua. Chẳng hạn khi đến Trung Quốc ông đọc về Khổng Tử và đến Ấn Độ ông tìm hiểu về Phật Gíao. Sự tôn trọng dành cho các tôn giáo là đặc trưng cho sự cởi mở tiếp thu của Carnegie. Đi thăm những vùng đất mới sẽ giúp con người đánh giá tốt hơn về cái tổng thể.

>> 4 lời khuyên giúp bạn làm giàu của Warren Buffett năm 2015

Đinh Lộc

đinh lộc

Cùng chuyên mục
XEM