Khởi nghiệp, mở hàng ăn,... chọn địa điểm sao cho trúng? (P.2)

21/05/2015 15:00 PM | Quản trị

​Trước khi bắt tay vào gây dựng một cửa hàng kinh doanh, việc quan trọng không kém là lựa chọn địa điểm, không gian phù hợp.

Trước khi bắt tay vào gây dựng một cửa hàng kinh doanh, việc quan trọng không kém là lựa chọn địa điểm, không gian phù hợp. Khá nhiều lỗi khi khởi nghiệp có thể được sửa chữa về sau nhưng chọn sai địa điểm, không phù hợp đôi khi không thể sửa chữa.

5. Sự cạnh tranh

Liệu có những đối thủ cạnh tranh gần địa điểm bạn chọn không? Đôi khi đó lại là điểm tốt như câu nói buôn có bạn bán có phường đặc biệt với ngành có sự so sánh như mua sắm, thời trang. Bạn cũng có thể đuổi theo dòng chảy của các doanh nghiệp có sẵn, đặc biệt nếu bạn đang trong khu vực nhà hàng và giải trí. Nhưng nếu chỉ một đối thủ cạnh tranh gần đó, công việc tiếp thị của bạn sẽ khó khăn hơn, hãy tìm nơi khác.

6. Gần các doanh nghiệp và dịch vụ khác

Hãy nhìn vào những gì các doanh nghiệp và dịch vụ khác trong vùng lân cận với hai quan điểm chính. Đầu tiên, hãy xem bạn có thể được hưởng lợi từ các doanh nghiệp lân cận theo lượng khách hàng họ tạo ra hay không bởi những công ty, nhân viên của họ có thể trở thành khách hàng của bạn hoặc họ mang lại sự thuận tiện và hiệu quả cho khách hàng của bạn.

Thứ hai, hãy nhìn vào cách họ sẽ làm phong phú thêm chất lượng của công ty bạn như nơi làm việc. Liệu các vùng lân cận có lựa chọn thích hợp về nhà hàng để nhân viên của bạn đến ăn trưa hay không? Có trung tâm chăm sóc trẻ em dành cho con của nhân viên không? Có những cửa hàng hay dịch vụ dành cho bạn và các nhân viên khi muốn ghé qua không?

7. Hình ảnh và lịch sử của địa điểm

Địa chỉ này nói gì về công ty của bạn? Đặc biệt nếu bạn đang nhắm mục tiêu thị trường địa phương, hãy chắc chắn vị trí của bạn phản ánh chính xác hình ảnh mà bạn muốn xây dựng. Một ý tưởng khá hay là kiểm tra lại lịch sử địa điểm. Hãy xem xét nó đã thay đổi ra sao trong những năm qua.

Hãy hỏi về những người thuê trước đó. Nếu bạn đang mở một nhà hàng nơi mà 5 nhà hàng năm đã thất bại, bạn có thể bắt đầu với cảm giác không ổn hoặc không thể vượt qua vì có điều gì đó không đúng về các vị trí hay mọi người sẽ cho rằng doanh nghiệp của bạn cũng sẽ đi theo con đường của những người thuê nhà trước đó. Nếu đã có một số doanh nghiệp từng thất bại, hãy nghiên cứu để tìm ra lý do tại sao, bạn cần phải xác định xem vấn đề là do những doanh nghiệp hay do vị trí. Một người từng kinh doanh ở đây đã cực kỳ thành công chắc chắn là một dấu hiệu tốt, nhưng cũng cần để ý tới thông tin về loại kinh doanh mà họ thực hiện để so sánh với bạn.

8. Quy định, quy hoạch

Hãy tìm xem có quy định hay pháp lệnh nào về vùng hạn chế có thể ảnh hưởng đến công việc kinh doanh của bạn bằng nhiều cách. Kiểm tra các vị trí cụ thể mà bạn đang xem xét cũng như những vùng xung quanh bởi bạn có thể không muốn mở một cửa hàng rượu bên cạnh bệnh viên hay trung tâm chăm sóc sức khỏe.

9. Cơ sở hạ tầng của tòa nhà

Nhiều tòa nhà cũ không có cơ sở hạ tầng cần thiết để hỗ trợ những nhu cầu công nghệ cao của các hoạt động hiện đại. Hãy chắc chắn rằng các tòa nhà có đầy đủ điện, máy điều hòa nhiệt độ và dịch vụ viễn thông để đáp ứng nhu cầu hiện tại và tương lai của bạn. Ý tưởng tốt để thuê một kỹ sư độc lập để kiểm tra kiến trúc cũng như hạ tầng để chắc chắn sẽ có một đánh giá khách quan.

10. Những tiện ích và chi phí khác

Phí dịch vụ, tiện ích một số nơi đã tính vào chi phí cơ sở vật chất của bạn nhưng cũng có nơi không. Hãy xem xét những tính năng bổ sung cần thiết nếu cần trong hợp đồng thuê địa điểm. Nếu họ không có, bạn có thể yêu cầu một công ty dịch vụ tiện ích tóm tắt về cách sử dụng, cung cấp và thanh toán riêng.

Nếu bạn phải cung cấp dịch vụ wifi của riêng bạn, những chi phí sẽ cần bỏ ra là gì? Mức bảo hiểm cho khu vực này là gì? Bạn có phải trả thêm tiền cho bãi đậu xe? Hãy xem xét tất cả các chi phí liên quan đến địa điểm của bạn và các yếu tố chúng vào quyết định của bạn.

>> Khởi nghiệp, mở hàng ăn,... chọn địa điểm sao cho trúng? (P.1)

Thảo Nguyên

Nguyễn Thu Thúy

Cùng chuyên mục
XEM