Khi nào công ty của bạn bắt đầu sản xuất những thứ vô nghĩa?

11/12/2012 21:12 PM | Quản trị

Các tổ chức bắt đầu phát triển bằng cách bán dịch vụ và sản phẩm của họ cho những người quan tâm tới chúng.


Những tổ chức này được điều hành bởi những người thực sự muốn tạo ra những sản phẩm đáp ứng nhu cầu thực sự của nhóm khách hàng này.

Nó có thể được tô vẽ như những chiếc dây giày, những chiếc đĩa vinyl hay những quả bóng y tế handmade. Những thứ này sản xuất ra không dành cho tất cả mọi người, và nó đòi hỏi năng lực nhất định để tìm kiếm, mua và sử dụng, nhưng nó hoàn toàn phù hợp với những người luôn có yêu cầu cao nhất về công nghệ hay phong cách.

Sau đó, theo thời gian, đa số những tổ chức này bắt đầu tạo ra sản phẩm và dịch vụ theo cách “vô tư” hơn. Những người sản xuất quan tâm nhiều hơn đến việc làm thế nào để ra được sản phẩm tốt hơn, thiết kế sẽ trở nên thân thiện, đơn giản hơn, giá cũng tốt hơn và được nhiều người sử dụng hơn.  Kết quả đó chính nhờ sự hiệu quả và kênh phân phối.

Rồi sẽ sớm thôi, những sản phẩm và dịch vụ này sẽ được sử dụng bởi những người không quan tâm nhiều đến những ý tưởng ban đầu của nó, họ đơn giản chỉ muốn sở hữu những thứ dễ dàng, tiện dụng, giá trị và có giá rẻ.

Đây là quá trình lan tỏa kinh điển của sự đổi mới. Đám đông trở thành thị trường đại trà bởi họ quá bận, không có đủ thời gian và sự tập trung để trở thành những người chuyên gia, những nhà phát minh, những gã geek – chuyên gia công nghệ. Họ không có đủ sự quan tâm để đi tới tận cùng trong một vấn đề.

Ví dụ như: ban đầu ebook chỉ bán được một lượng nhỏ do nó quá phức tạp để có thể download, giá của nó cũng không hề rẻ và cần nhiều nỗ lực hơn. Theo thời gian, giá của các thiết bị đọc giảm xuống, số sách điện tử khả dụng nhiều hơn và khiến nó trở nên hấp dẫn với thị trường đại trà.

Hoặc những chiếc ô tô vốn chỉ dành cho những triệu phú và những gã sành sỏi đã chuyển đổi thành những chiếc Honda Civic. Bạn không mua một chiếc Civic với mong muốn nâng cấp nó. Bạn mua nó chỉ đơn giản chỉ vì nó hữu dụng và không quá đắt.

Hoặc những nhạc sĩ và ban nhạc đã chuyển đổi từ việc sản xuất âm nhạc thủ công cho đến những liveshow lớn.

Apple đương nhiên là một ví dụ điển hình. Trong một thời gian khá dài, những chiếc máy tính Mac chỉ được mua bởi những khách hàng sẵn sàng dành thời gian và sự quan tâm đặc biệt tới mỗi chiếc máy tính mà họ mua. Và sự ra đời của iPhone đã biến đổi thị trường vì nó trở thành chiếc điện thoại dành cho những người thực sự muốn nhiều hơn là nghe gọi từ một chiếc điện thoại.

Phiên bản iPhone 5 đã làm thất vọng những gã geek, tuy nhiên nó vẫn đạt được  mục đích của nhà sản xuất. Apple trình làng chiếc điện thoại mới nhắm đến thị trường mục tiêu của họ, những người không “nghiên cứu” quá nhiều về điện thoại như những gã geek vẫn thường làm. Họ cho ra mắt một chiếc điện thoại sử dụng tốt, không  phải là chiếc điện thoại chất đầy các tính năng tính năng chưa được thử nghiệm.

Tuy nhiên, đây mới là điều thú vị:

- Bước thứ nhất là sản phẩm được làm ra bởi những người thực sự yêu thích và muốn chúng ra đời, dành cho những người thực sự để tâm tới việc sử dụng chúng.

- Bước thứ hai là  khi sản phẩm được làm ra cũng bởi những người trên, nhưng cho những người không thực sử để tâm tới chúng.

- Và bước thứ ba, rất khó để tránh khỏi, đó là nuôi dưỡng một tổ chức bắt đầu bằng việc thuê những người không yêu thích sản phẩm thực sự, để nuôi sống bộ máy sẵn có. Và bởi vì khách hàng giờ cũng không thực sự quan tâm họ đang sản xuất cái quái gì, các công ty kiểu này cũng có thể tồn tại – trong một thời gian thôi.

Hãy nghĩ đến General Motors những năm 1986. Không ai thèm nhìn lại những mẫu thiết kế kinh khủng và chất lượng giống tồi tệ của một chiếc Cadillac lúc đó. Không, thay vào đó tất cả những người để tâm tới xe cộ đã mua xe Mercedes, và những người không quan tâm thì không hề liếc đến nó. Cho đến khi quá muộn

Bạn sẽ không phải hứng chịu những lời nguyền rủa về chất lượng cũng như mẫu thiết kế của sản phẩm từ thị trường đại trà vì họ sẽ không có đủ sự quan tâm cần thiết để làm việc đó.

Sẽ hoàn toàn ổn nếu một tổ chức mang sứ mệnh tạo ra những sản phẩm dịch vụ đơn giản, phổ biến cho những người tiêu dùng quá bận rộn hoặc tập trung vào những thứ khác. Hoàn toàn tốt để khiến thứ gì đó trở nên phổ biến. Tuy nhiên,  sẽ thật nguy hiêm nếu như team của bạn chỉ lắng nghe nhu cầu của thị trường mà quên đi rằng bạn phải thực sự để tâm và yêu thích những gì bạn đang sản xuất.

Nếu không, sẽ có một công ty mới thể hiện sự quan tâm của họ.

kyanh

Cùng chuyên mục
XEM