Hình thành tư duy lãnh đạo trong 3 bước chuyển đổi lớn

16/09/2015 08:17 AM | Quản trị

Để làm một lãnh đạo tốt, không chỉ có kĩ năng quản lý tốt mà còn cần có tư duy và tầm nhìn của một lãnh đạo.

Phát triển tư chất lãnh đạo thường tập trung vào việc thực hiện - làm chủ, sử dụng các kỹ năng mong muốn và hành vi cụ thể cho thấy một người nào đó có thể đứng đầu.

Thông thường một người có biểu hiện tốt trong công việc, có năng lực thường được cất nhắc lên làm lãnh đạo hay còn gọi là mô hình dựa trên năng lực. Với mô hình này, người lãnh đạo sở hữu những kĩ năng đáng mơ ước của lãnh đạo như: kĩ năng ra quyết định, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng lắng nghe...

Tuy nhiên, để công việc lãnh đạo đạt hiệu quả, thì người lãnh đạo cần có tư duy lãnh đạo. tức là áp dụng một mô hình dựa trên tinh thần, khiến bản thân các nhà lãnh đạo có thể tiếp nhận những kĩ năng và biểu hiện này một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Việc nắm vững tư duy lãnh đạo đôi lúc khá khó khăn nhưng hoàn toàn cần thiết và có thể đạt được tuy rằng việc “đánh thức” tư chất lãnh đạo trong mỗi người khá khó khăn. Đó là vấn đề của việc đặt câu hỏi và đưa ra những thách thức để khám phá ra năng lực tiềm ẩn của mỗi người.

Việc này không chỉ đòi hỏi năng lực, mà còn trình độ khi trải qua sự thực hành, phản hồi, phân tích. Các bài tập ghi chép lại suy nghĩ và nhận xét lại quyết sách của bạn rất hữu ích cho việc phát triển và thành công. Giống như Peter Drucker (chuyên gia hàng đầu về tư vấn quản trị) đã nói: “Hãy lặng lẽ xem xét lại hành động hiệu quả của bạn, để từ đó có những hành động hiệu quả hơn trong tương lai”.

Vậy để nâng cao khả năng tư duy và năng lực lãnh đạo bạn cần làm gì?

Cần 3 bước chuyển dịch sau:

1. Từ một chiều tới đa chiều

Hệ thống quản lý và quy trình có xu hướng một chiều. Họ cho rằng đầu vào quyết định chất lượng đầu ra. Trong nhiều tình huống, điều này đúng. Tuy nhiên với tư cách lãnh đạo, bạn cần có một cái nhìn tinh tế hơn về thế giới vì nó liên quan tới nhân viên: Điều gì là động lực khuyến khích nhân viên, lợi ích cũng như làm thế nào để khiến họ tham gia tích cực vào mọi hoạt động của công ty.

Máy móc, về mặt cơ học có thể chạy theo hình thức tuyến tính (một chiều) nhưng khi có sự tham gia của con người thì hệ thống sẽ phải phức tạp và thích ứng hơn. Cùng một yếu tố đầu vào nhưng kết quả đầu ra có thể rất khác nhau.

Với tư các là một nhà lãnh đạo, bạn cần hiểu rằng mối quan hệ giữa các yếu tố trong cùng một hệ thống thì quan trọng hơn là bản thân các yếu tố đó. Đó chính là tầm quan trọng của việc kết nối. Thêm nữa, bạn chính một phần trong hệ thống đó và không thể là trung tâm “quyền lực” của hệ thống đó. Với suy nghĩ đó, tầm ảnh hưởng của bạn sẽ vượt xa hơn cả phạm vi quản lý của bạn.

2. Từ "tập trung" là một danh từ để "tập trung" như một động từ

Hầu hết các nhà lãnh đạo đều muốn thiết lập một mục tiêu “tĩnh” như: tỷ lệ tăng trưởng hàng năm, lợi nhuận ròng, hoặc chi phí tìm kiếm khách hàng. Nhưng một khi bạn thừa nhận rằng bạn đang hoạt động trong một môi trường năng động và biến đổi để thích nghi, bạn bắt đầu nhận ra việc đặt mục tiêu như vậy có những hạn chế nhất định.

Là một nhà lãnh đạo, bạn phải liên tục điều chỉnh lại để đảm bảo rằng bạn đã thiết lập các mục tiêu đúng và nó không chỉ bao gồm các biện pháp tài chính mà còn cả mục đích và giá trị.

Rõ ràng đây là một thách thức thường xuyên đối với một lãnh đạo và đỏi hỏi cần thực sự tập trung đặc biệt là trong các tổ chức lớn bao gồm nhiều đơn vị kinh doanh ở những địa điểm khác nhau. Sự phức tạp về nhân sự: Các giám đốc điều hành, ủy viên thì đến và đi liên tục. Đối thủ cạnh tranh chèn ép. Khách hàng tăng lên trong khi công nghệ thì tụt hậu, hỏng hóc.

Là lãnh đạo, bạn cần cân bằng giữa lợi ích ngắn hạn và dài hạn cũng như các nhu cầu của các bên liên quan khác nhau. Một khi bạn đã nắm rõ về mục đích, giá trị, hiệu suất hoạt động, bạn thúc đẩy tổ chức phát triển. Mệnh lệnh của bạn được thực hiện mà không cần phải kiểm soát mọi hành động. Đó là lãnh đạo.

3. Thay vì “họ muốn” hãy là “bạn”

Từ trước tới nay, các công ty thường cất nhắc lãnh đạo theo mô hình “năng lực” và mô hình năng lực này đã chi phối các chương trình tập huấn. Theo Jay Conger của Trường Kinh doanh Marshall và Douglas Ready trực thuộc Sloan School MIT, các mô hình năng lực cung cấp các ưu điểm của "sự rõ ràng, nhất quán, và kết nối với các quy trình nhân sự khác."

Nhưng Conger và Ready cũng chỉ ra rằng các mô hình năng lực có hạn chế đáng kể bởi vì họ có xu hướng diễn biến phức tạp, thường có 30-50 thành phần; khái niệm trong đó họ thường được dựa trên một lý tưởng lãnh đạo; và được xây dựng trên thực tế hiện tại chứ không phải là nhu cầu trong tương lai.

Các mô hình truyền thống được thiết kế để đánh giá dựa vào nhu cầu của doanh nghiệp - những gì các công ty muốn. Các mô hình này không xem xét đầy đủ cá tính của mỗi người đồng thời thường ép họ vào các khuôn có sẵn. Điều này khiến cho việc lãnh đạo trở thành lối mòn và rất khó để một người chứng tỏ được bản sắc lãnh đạo riêng của mình.

Vì thế hãy luôn tự hỏi bản thân: Bạn đang làm gì để nâng cao khả năng lãnh đạo và năng lực bản thân? Bạn sẽ làm gì để kiểm tra giới hạn của mình? Làm thế nào để chuẩn bị sẵn sàng cho nấc thang cao nhất trong sự nghiệp lãnh đạo của bạn?

Với những suy nghĩ của một nhà lãnh đạo thực sự, bạn có thể tận dụng những gì tốt nhất công ty của bạn cung cấp - và sau đó tự bản thân bạn, tìm tòi và trau dồi kĩ năng của riêng mình.

Thụy Dương

Cùng chuyên mục
XEM