Chọn đối tác cùng khởi nghiệp như thế nào?
Chọn đối tác để cùng khởi nghiệm cũng quan trọng như chọn người yêu để kết hôn. Sẽ rất tốn thời gian của nhau nếu giữa họ có những bất đồng. Nhưng cũng giống như hôn nhân, họ cần phải nhìn về một hướng. Một liên doanh khởi nghiệp thành công cũng giống như một cuộc hôn nhân hạnh phúc.
Bắt đầu một doanh nghiệp, bạn dễ dàng bị phấn khích vì có cảm giác mình sẽ làm ông chủ. Nhưng sự phấn khích này sẽ giảm xuống nhiều khi bạn phải chọn lựa người cùng khởi nghiệp với mình nếu ý tưởng kinh doanh cần có, và đây là một công việc quan trọng.
Bạn và đối tác là những đồng sáng lập, sẽ có chung một niềm tự hào vì thế tìm hiểu phẩm chất của nhau trước khi bắt đầu sẽ giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian và tiền bạc sau này.
Guy Kawasaki, một chuyên gia về khởi nghiệp và là tác giả của cuốn sách “Khởi Thuật” gợi ý cho mọi người 4 điều quan trọng cần xem xét khi khởi nghiệp cùng đối tác:
Kỹ năng bổ sung cho nhau
Khi hỏi kinh nghiệm đã từng khởi nghiệp cùng đối tác của mình, điều đầu tiên họ khuyên bạn là những đồng sáng lập sẽ là một “đội bóng“ tốt nếu có các kỹ năng bổ sung cho nhau. Bạn cần phải tìm đúng người mà có những điểm mạnh có thể bổ sung cho bạn và có những điểm yếu mà bạn có thể giúp đỡ. Vì thế nếu bạn là một kỹ sư chuyên về kỹ thuật vì cần tìm đối tác không thiên nhiều về kỹ thuật và có kinh nghiệm về quản lý, kinh doanh.
Tuỳ vào kỹ năng của từng người, bạn có thể thảo luận thẳng thắng để xác định vai trò của mỗi người trong công ty. Xác định vai trò sớm sẽ giúp bạn định rõ được sự mong đợi của nhau để thiết lập mối quan hệ lâu bền. Nếu bạn lựa chọn người có cách tiếp cận vấn đề khác bạn sẽ là điều tốt vì sẽ thách thức lẫn nhau, xem xét vấn đề kỹ lưỡng hơn và cuối cùng là làm cho công ty thành công hơn.
Tôn trọng lẫn nhau
Trong khi có kỹ năng bổ sung cho nhau là yếu tố thiết yếu, thì tôn trọng lẫn nhau là điều quan trọng. Bạn nên chọn người mà bạn tôn trọng, người mà bạn nghĩ rằng họ có sự thông minh là tính kiên nhẫn giống bạn. Bạn và đối tác sẽ có những trải nghiệm cuộc sống, có những thế mạnh khác nhau, nhưng phải tôn trọng lẫn nhau thì mọi điều mới có thể giải quyết với kết quả cao nhất.
Trong những cuộc họp để thảo luận những ý tưởng kinh doanh, những người đồng sáng lập cần hỏi rõ nhau những điểm mạnh, điểm yếu và bày tỏ quan tâm, bổ sung cho nhau trên tinh thần tôn trọng.
Đánh giá cao và công nhận sự đóng góp của nhau là cách hữu ích để duy trì sự tôn trọng.
Cùng sứ mệnh và đam mê
Một điều hiển nhiên là những người đồng sáng lập sẽ cùng đầu tư tài chính vào công ty. Nhưng phải đảm bảo rằng những mục tiêu thiết yếu của các nhân và của công ty phải đồng nhất với nhau. Mối quan tâm chung thống nhất với nhau sẽ có những đồng thuận về sứ mạng của công ty.
Những người cùng sáng lập có chung một đam mê sẽ đảm bảo cho công ty phát triển bền vững, có dễ dàng vượt qua thử thách trong tương lai. Nếu không cùng đam mê, một trong hai người sẽ nhanh chóng rời bỏ cuộc chơi khi đối diện với một thử thách chung.
Cởi mở và linh động
Cùng nhau khởi nghiệp thì chắc chắn sẽ cùng nhau chia sẽ những điều bất ngờ. Do vậy những người đồng sáng lập cũng sẽ phải tự điều chỉnh những cảm xúc cá nhân để cùng vượt qua trở ngại bất ngờ và điều này sẽ làm cho cuộc sống dễ dàng hơn nhiều.
Một người mà luôn ướt nhẹp mồ hôi mỗi khi gặp vấn đề có thể sẽ không phải là đối tác tuyệt với cho bạn.
Mỗi người trong đội phải thật sự cởi mở và linh động để sẳn sàng gánh vác những trách nhiệm không mong muốn. Để rồi một ngày nào đó khi công ty phát triển, tất cả cùng nhìn lại và ngạc nhiên “ làm thế nào mình vượt qua được tình huống đó nhỉ’.
Theo Vân Anh
Theo Nhượng quyền Việt Nam
Copy link
Link bài gốc
Lấy link!