CEO giỏi phải biết khi nào dừng, khi nào tiến

21/03/2015 19:32 PM | Quản trị

CEO giỏi sẽ biết quyết định khi nào dừng nhằm tập trung toàn bộ nguồn lực cho việc kinh doanh và quản lý các sáng kiến về chiến lược mới.

Nội dung nổi bật:

- Các doanh nghiệp thành công nhất trong việc thực hiện chiến lược tăng trưởng mới có chung một yếu tố đó là khả năng nhanh chóng "huy động" lãnh đạo, điều hành, và quản lý năng động kịp thời để hỗ trợ các chiến lược mới. 

- Tại các tổ chức tiến bộ, CEO sẽ quyết định những gì phải “ngừng” - không nên tiếp tục trong doanh nghiệp của mình nhằm tập trung toàn bộ nguồn lực cho việc kinh doanh và quản lý các sáng kiến về chiến lược mới.  


Tăng trưởng doanh thu là yếu tố tiên quyết cho thành công của mọi doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện tại duy trì mức tăng trưởng ổn định và hiệu quả trong doanh thu không phải là nhiệm vụ dễ dàng, theo chuyên trang kinh doanh Bloomberg so với mức tăng trưởng doanh thu từ 1.1% năm 2013 đến 3.7% năm 2014, dự đoán mức tăng trưởng doanh thu trung bình năm 2015 và 2016 chỉ là 4.2% và 5.1% một mức tăng trưởng không đáng kể. 

Hình 1: Mức tăng trưởng doanh thu trong năm 2013, 2014 và dự đoán doanh thu 2015, 2016 (nguồn: Bloomberg)

Theo CEB, với mức tăng trưởng trung bình này, một doanh nghiệp trung bình điển hình trên toàn cầu  với 11 tỷ USD cần phải tạo ra thêm 1.05 tỷ USD trong năm 2016. Khó khăn chưa dừng lại ở đó, thực tế là các CEO và cổ đông kỳ vọng nhiều hơn mức tăng trưởng trung bình với mức tăng 2 con số. Cũng với 11 tỷ USD các CEO và cổ đông mong muốn họ có thể nhận được 2.14 tỷ USD trong năm 2016. 

Thật không may, khi hầu hết các doanh nghiệp có thể sẽ tìm ra được một chiến lược hiệu quả song lại không thể thực hiện nó, lý do không phải vì đối thủ cạnh tranh có những chiến lược tốt hơn, nhanh hơn mà là vì những chiến lược mang lại hiệu quả cao thường đặt ra những thách thức mà không phải doanh nghiệp nào cũng có thể vượt qua. Theo thống kê của The Economist năm 2013, 61% doanh nghiệp được hỏi trả lời rằng họ không thể quản lý thực thi được chiến lược đề ra trong khi đó chỉ có 34% doanh nghiệp không thể hoạch định chiến lược.

Hình 2: Tỷ lệ các doanh nghiệp thất bại theo ba nguyên nhân chính (nguồn: The Economist)

Làm thế nào để thực hiện được chiến lược đặt ra ?

Theo Hội đồng Quản trị Doanh nghiệp (CEB - Corporate Executive Board) (CEB là tổ chức cung cấp các giải pháp từ nghiên cứu đến thực hành và quản lý tốt nhất cho hơn 10.000 tổ chức) chỉ ra rằng: Các doanh nghiệp thành công nhất trong việc thực hiện chiến lược tăng trưởng mới có chung một yếu tố đó là khả năng nhanh chóng "huy động" lãnh đạo, điều hành, và quản lý năng động kịp thời để hỗ trợ các chiến lược mới. 

CEOs cần làm gì để doanh nghiệp thực hiện được chiến lược tăng trưởng?

Thứ nhất, đảm bảo việc quản lý là một quá trình liên tục: 

CEOs phải tập trung vào việc tạo ra đội ngũ lãnh đạo liên kết và liên tục trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp để đạt được những mục tiêu trong chiến lược. Tại các doanh nghiệp thành công vượt bậc, CEO không chỉ truyền đạt tầm quan trọng của chiến lược mới mà họ phải chủ động quản lý tính liên kết trong ban lãnh đạo, có phương pháp làm giảm những yếu tố tiêu cực ảnh hưởng đến chiến lược mới.

Hình 3: hiệu quả tăng trưởng mang lại từ việc quản lý liên tục và tập trung (nguồn: CEB)

Thứ hai, giao quyền tự quyết cho lãnh đạo các bộ phận doanh nghiệp và quản lý chuyên môn để loại bỏ các chức năng không còn phù hợp

Tại các tổ chức tiến bộ, CEO sẽ quyết định những gì phải “ngừng” - không nên tiếp tục trong doanh nghiệp của mình nhằm tập trung toàn bộ nguồn lực cho việc kinh doanh và quản lý các sáng kiến về chiến lược mới.  

Hình 4: Hiệu quả tăng trưởng mang lại từ quản lý thực thi chiến lược

Thứ ba, loại bỏ những giả định và các hành vi kế thừa sai lầm mang tính chất cố hữu: 

Các nhà quản trị cấp cao là người xây dựng lược phát triển cho doanh nghiệp. Tuy nhiên việc thực thi để biến những chiến lược cấp cao thành hành động thực tế lại được quyết định bởi các nhà quản lý trực tiếp.

Muốn doanh nghiệp tăng trưởng và phát triển không ngừng thì các hành động thực thi trong quá trình sản xuất và cung cấp dịch vụ phải mang tính sáng tạo và đổi mới liên tục. Trong bối cảnh đó nếu tư duy làm việc và điều hành công việc của nhóm quản lý trực tiếp cứng nhắc hay ăn theo lối mòn sẽ tạo nên rào cản rất lớn cho sự đổi mới không ngừng của doanh nghiệp. 

Nói một cách khác, chính cách làm việc dựa trên các giả định, với các hành vi truyền thống có nhiều sai lầm sẽ không cho phép doanh nghiệp tạo ra các sáng kiến đổi mới. Vì vậy, tại các doanh nghiệp khai thác được hiệu quả năng lực và thúc đẩy nỗ lực bằng cách cung cấp cho các nhà quản lý các công cụ cần thiết để loại bỏ hành vi kế thừa không hỗ trợ chiến lược phát triển là điều  rất cần thiết.

Để huy động và mở khóa khả năng nhằm thực thi chiến lược đề ra, các nhà lãnh đạo ở nhiều cấp độ cần phải suy nghĩ về cách họ tạo ra sự liên kết với các sáng kiến của chiến lược mới và quản lý các liên kết như là một quá trình, không phải là một mục tiêu cho một giai đoạn tức thời.

Họ cũng cần phải quản lý các quyết định đánh đổi bằng cách ngưng những hành động không mang lại hiệu quả, và giảm thiểu các chi phí biến đổi. Và họ phải giúp các nhà quản lý tiền tuyến hiểu rõ hơn làm thế nào để thay đổi hành vi của họ để hỗ trợ cho công việc.

>> Học cách vận hành doanh nghiệp từ… diễn viên hài

Phương Huỳnh

Phương Huỳnh

Cùng chuyên mục
XEM