Bạn lúng túng khi diễn thuyết? Hãy nhớ các khái niệm, chớ học thuộc nội dung!

23/09/2014 14:26 PM | Quản trị

Nếu trở thành một diễn giả tốt, để lại ấn tượng cho mọi người, họ sẽ ghi nhớ tới bạn lâu hơn.

Phát biểu tại một sự kiện là cách tuyệt vời để bạn tăng cường vị thế như một chuyên gia và PR cho chính doanh nghiệp của mình.

Tuy nhiên, để trở thành diễn giả giỏi cần phải có nghệ thuật, nó không phải là một ngành khoa học khô cứng. Dưới đây là một số cách đơn giản để bạn trở thành một diễn giả tốt:

1. Ghi nhớ các khái niệm, không phải nội dung

Bạn có thể nghĩ rằng cách tốt nhất để có một bài diễn văn hoàn hảo là ghi nhớ nội dung chính xác từng từ một. Tuy nhiên, cố gắng "học thuộc" có thể tạo ra rất nhiều vấn đề cho diễn giả. Ghi nhớ chỉ là quá trình tự nhắc lại những thứ đã được luyện tập (không tự nhiên), nhưng có thể, nếu trí nhớ của bạn bị lúng túng trong bất cứ đoạn nào, bạn sẽ mất đi đoạn diễn văn đó và có khả năng tạo ra một sự im lặng khó xử. Hoặc tệ hơn, sẽ gây ra sự hoang mang.

Thay vì ghi nhớ nội dung, tập trung vào các khái niệm. Hãy diễn thuyết bằng cách tạo ra điểm nhấn trong nội dung, câu chuyện, dữ liệu và từ khóa mà bạn muốn tạo ra trọng tâm của từng phần trong bài thuyết trình của bạn. Sau đó, trò chuyện tự nhiên với người nghe. Nếu bạn ghi nhớ được tất cả những điểm quan trọng, thật tuyệt vời, nhưng nếu bạn quên một vài điểm, không có vấn đề gì – bạn có thể nhanh chóng chuyển sang một điểm khác.

Ngoài ra, một cấu trúc mềm mỏng cũng đem lại cho bạn sự linh hoạt để sửa đổi câu chuyện, từ khóa và thông tin trong mỗi bài phát biểu dựa trên phản ứng của người nghe. Thêm vào đó, như một lợi ích phụ, bạn sẽ diễn thuyết với một âm sắc tự nhiên, trình bày hấp dẫn hơn.

2. Trò chuyện với khán giả trước bài diễn thuyết

Gặp gỡ những thính giả trước bài diễn thuyết đem lại rất nhiều lợi ích. Đầu tiên, trò chuyện sẽ làm nóng không khí. Thứ hai, việc này sẽ giúp bạn đánh giá óc hài hước của người nghe, điều đó đặc biệt quan trọng nếu bạn là người có xu hướng dùng từ tác động mạnh hay sử dụng những câu chuyện hoặc ngôn ngữ táo bạo và khiêu khích. Cuối cùng, bạn có thể dùng hiểu biết cá nhân kết hợp vào bài diễn văn của bạn.

Sẽ vô cùng hiệu quả nếu sử dụng khan giả như những ví dụ hoặc chuyển tiếp trong một bài phát biểu bởi vì điều đó tạo ra sự gần gũi và thân mật. 

3. Nâng cao chất lượng hình ảnh và âm thanh

Hầu hết các diễn giả không biết đọc trực tiếp từ slide (và nếu bạn không làm lúc trước, bạn hãy làm ngay bây giờ). Nếu sử dụng các slide trong bài thuyết trình của mình, hãy sử dụng một cách bất ngờ. Bao gồm một đoạn chữ ngắn, video hài hước hoặc sử dụng một số hình ảnh hóm hỉnh.

Tôi chứng kiến một người dẫn chương trình, khi ông đang nói chuyện về việc mọi người muốn làm kinh doanh với các thương hiệu đáng tin cậy, có một bức ảnh một chiếc xe đẩy cũ kĩ với dòng chữ “Muốn một ít kẹo?”, dòng chữ trên chiếc xe để minh họa cho lý do tại sao bạn không làm kinh doanh với người lạ mặt.

Một bài phát biểu gần đây của tôi, đã mời một DJ để thay đổi âm nhạc và nhấn mạnh chủ đề cho câu chuyện. Thậm chí có thêm họa sỹ tạo ra một số tác phẩm tuyệt vời dành cho các thông điệp quan trọng. Ít nhất là slide thuyết trình giúp bạn tạo ra sự chuyên nghiệp. Các cách này có thể nâng toàn bộ bài thuyết trình của bạn lên một đẳng cấp mới.

4. Thay đổi tư duy để giảm bớt sự căng thẳng

Ngay cả các diễn giả dày dạn kinh nghiệm nhất cũng có thể cảm thấy lo lắng trước bài trình bày. Cách hiệu quả nhất để có thể giảm những áp lực là thay đổi tư duy và nghĩ về thính giả, chứ không phải cho bản thân hoặc bài phát biểu.

Hãy nhớ rằng, bạn đang có thể truyền đạt cho họ thông tin giá trị và nếu thính giả có thể góp ý một hoặc hai tiết mục mới, lời nhắc nhở hoặc một tầm nhìn tốt hơn, bạn hãy thực hiện để không phụ lòng khán giả. Tập trung vào việc giúp đỡ, phục vụ khán giả, thay vì chính mình, sẽ giúp bạn thư giãn và yêu công việc hơn

5. Có sự tương tác

Một trong những diễn giả tốt nhất đó đây là Michael Port, người có lượng thính giả tham gia ở một tầm cao mới. Trong bài thuyết trình của mình, ông luôn để chính khán giả nhắc lại thông điệp mấu chốt, hoặc có những hành động gợi nên từ khóa quan trọng trong bài.

Điều này giúp khán giả bị thu hút, nhưng hơn hết, điều đó giúp khán giả có cách thức để ghi nhớ dễ dàng. Tôi thường sẽ dừng lại ở giữa bài phát biểu rồi yêu cầu khán giả đưa ra ví dụ về những ý tưởng chứng tỏ điều tôi trình bày là tốt.

Khi bạn lên kế hoạch bài phát biểu của mình, suy nghĩ về những đoạn mà bạn có thể thu hút khán giả và những cách thức để họ tham gia vào bài trình bày từ đó bạn có thể trò chuyện với họ, chứ không còn là dạy dỗ họ nữa.

>> Làm diễn giả: Đừng cố biến thành danh hài, nhưng kể chuyện thì phải giỏi

Hàn Dương

Hoàng Hà

Cùng chuyên mục
XEM