Bạn có phải là người sợ bị chỉ trích?

07/12/2014 21:52 PM | Quản trị

Nỗi sợ bị chỉ trích cướp mất sự sáng tạo của con người, hủy hoại óc tưởng tượng, hạn chế cá tính, làm mất dần tính tự lực, và gây ra hàng trăm kiểu thiệt hại khác nữa.

Bạn có phải phải là người sợ bị chỉ trích? Tại sao con người lại có nỗi sợ bị chỉ trích đến vây? Theo tác giả nổi tiếng Napoleon Hill không ai hiểu rõ điều này. Nhưng có điều chắc chắn là nỗi sợ này rất phát triển trong mỗi cá nhân.

Đây là nỗi sợ hãi cơ bản nằm trong bản chất tự nhiên của con người. Nỗi sợ này làm con người không những tìm mọi cách tước đoạt của cải hay tài sản của đồng loại mà còn biện minh cho hành động của mình bằng cách chỉ trích tính cách của họ. Có một thực tế ai cũng biết rằng, kẻ trộm thường chỉ trích người mà hắn ăn trộm, các chính trị gia mưu cầu chức vị không phải bằng năng lực và phẩm cách của mình, mà bằng cách gièm pha công kích các đối thủ của họ.

Nỗi sợ bị chỉ trích cướp mất sự sáng tạo của con người, hủy hoại óc tưởng tượng, hạn chế cá tính, làm mất dần tính tự lực, và gây ra hàng trăm kiểu thiệt hại khác nữa. Các bậc cha mẹ thường gây cho con cái những tổn thương không thể bù đắp được qua những lời chỉ trích mắng mỏ. Mỗi người đều có cả kho những lời chỉ trích và sẵn sàng biếu không cho bất cứ ai dù người bị chỉ trích có yêu cầu hay không. Chỉ trích gieo nỗi sợ hãi hay oán hận vào trái tim con người mà không mang lại thiện cảm hay tình yêu thương.

Sau đây là những dấu hiệu chính của nối sợ bị chỉ trích ở bất cứ ai:

E dè

Thường biểu hiện qua sự căng thẳng, rụt rè nhút nhát trong các cuộc đối thoại hay hội họp với người lạ, cử chỉ vụng về, mắt chớp liên hồi.

Thiếu tự tin

Lạc giọng, căng thẳng trước sự hiện diện của người khác, bộ dạng khúm núm, trí nhớ kém.

Thiếu cá tính

Thiếu quyết đoán, thiếu sức lôi cuốn và khả năng diễn đạt ý kiến một cách rành mạch. Có thói quen né tránh vấn đề thay vì quyết tâm đối mặt với vấn đề. Dễ dàng thuận theo ý kiến của người khác mà không cần xem xét cẩn thận.

Mặc cảm tự ti

Có thói quen tự chấp thuận và tự bằng lòng như một phương cách để che giấu cảm giác tự ti. Thích dùng những từ ngữ ”đao to búa lớn” đề gây ấn tượng với người khác (và thường không hiểu được nghĩa thực sự của từ mình nói). Hay bắt chước cách ăn mặc, lời ăn tiếng nói và phong cách của người khác. Thích khoe khoang những thành tích tự tưởng tưởng ra, thích tỏ ra rằng mình hơn người để che giấu cảm giác mặc cảm tự ti.

Thích chơi ngông

Có thói quen cố tỏ ra “bằng chị bằng em”, tiêu xài quá khả năng thu nhập.

Thiếu sáng kiến

Thường thất bại trong việc nắm bắt các cơ hội để tự thăng tiến, sợ thể hiện chính kiến, thiếu tự tin vào lập trường của mình, hay có những câu trả lời thoái thác trước những câu hỏi của cấp trên, luôn do dự trong cử chỉ và lời nói, thậm chí gian dối trong cả ngôn từ cũng như hành vi.

Không có tham vọng

Tinh thần và thể xác bạc nhược, không dám tự khẳng định mình, chậm trễ trong việc đưa ra các quyết định, dễ bị tác động, có thói quen chấp nhận thất bại mà không phản kháng, thường rút lui vấp phải sự chỉ trích. Có thói quen nói xấu sau lưng và xu nịnh trước mặt người khác, nghi ngờ người khác mà không có lý do, thiếu tế nhị trong lời nói và hành động, không có thành ý chấp nhận những lời phê bình về lỗi lầm do mình gây ra.

>> Muốn nhân viên đi theo, đừng làm nhà lãnh đạo kiểu này

Thảo Nguyên

Nguyễn Thu Thúy

Cùng chuyên mục
XEM