6 bí quyết để từ bỏ thói quen trì hoãn trong công việc

04/12/2014 17:00 PM | Quản trị

Bạn có thể giảm thiểu stress, tránh mắc những sai lầm không đáng có khi làm như vậy và tổ chức hợp lý công việc cùng với cuộc sống của mình tốt hơn nếu loại bỏ được thói quen trì hoãn.

Có thể bạn nghĩ rằng mình sẽ làm việc tốt nhất lúc thời hạn chót đang hiển hiện trước mắt vì khi đó bạn mới dốc hết toàn bộ sức lực để làm. Tuy nhiên, bạn có thể giảm thiểu stress, tránh mắc những sai lầm không đáng có khi làm như vậy và tổ chức hợp lý công việc cùng với cuộc sống của mình tốt hơn nếu loại bỏ được thói quen trì hoãn.

1. Học cách ưu tiên phân loại

Hãy kể tên vài việc bạn làm khi trì hoãn công việc hiện tại. Đó có thể là xem phim, đọc các bài đăng mới trên Facebook hay thậm chí là đi rửa chiếc cốc, trong khi bạn thực sự cần xử lý xong bản báo cáo đó. Giống như một bác sỹ chuyên nghiệp, mọi việc bạn làm cần được chẩn đoán bằng phương pháp phân loại ưu tiên. Việc nào cấp bách nhất và cũng là việc quan trọng (và sẽ gây rắc rối lớn nếu không làm) đồng thời chỉ mất vài giây? Hãy lên kế hoạch đường đi nước bước của bạn cho phù hợp.

2. Hãy thực tế về mặt thời gian

Không thể bàn cãi đây là phần khó nhất cần khắc phục đối với việc trì hoãn, nhưng có lẽ bạn không nhận thấy một công việc đã tốn bao nhiêu thời gian - ngay cả khi bạn đã làm theo cách đó trong nhiều năm. Tuy nhiên, hãy tập trung vào thời gian và trừ hao cho bản thân một chút thời gian. Hàng tháng, hãy viết ra chính xác số thời gian bạn cần để hoàn thành mỗi công việc. Bạn sẽ cảm thấy ngạc nhiên.

3. Lập ra một cơ chế thưởng

Những người hay trì hoãn muốn sự hài lòng ngay lập tức. Để thỏa mãn nhu cầu đó, hãy cho bản thân một cơ chế thưởng. Ví dụ, nếu bạn làm những việc X với X thời gian, bạn sẽ “được” thêm 15 phút lướt các trang web chuyên “tám” chuyện về các ngôi sao.

4. Chịu trách nhiệm

Nếu có ai đó giúp bạn phải chịu trách nhiệm như bạn cùng phòng hoặc đồng nghiệp, hãy đưa cho họ danh sách những việc bạn hy vọng sẽ thành công và nhờ họ kiểm tra cùng với bạn. Tuy nhiên, hãy cố tìm người mà bạn không muốn dễ dàng lợi dụng. Nếu không, bạn có thể khiến họ bực mình hoặc họ sẽ tự dưng phải làm một việc không được trả tiền.

5. Viết ra những tác động tiêu cực

Mỗi ngày, hãy viết ra những tác động tiêu cực sẽ xảy ra đối với bạn, gia đình và các cấp độ stress khi bạn trì hoãn. Ép bản thân tự kiểm điểm có thể thúc ép bạn thay đổi khi mọi cách đều thất bại. Ngoài ra, nó cũng nhắc nhở rằng các hành động của bạn đang tạo ra sự khác biệt đối với cuộc sống của những người khác.

6. Nhờ tư vấn

Ai cũng có thể nhận được ích lợi từ việc kiểm tra sức khỏe tinh thần (cũng như các phần kiểm tra sức khỏe khác). Một chuyên gia trị liệu hoặc tư vấn có thể giúp bạn phát hiện tận gốc các vấn đề trì hoãn và là một trong số những người bắt bạn chịu trách nhiệm, đồng thời giúp bạn tạo ra những thay đổi tích cực, tốt đẹp hơn.

Thật không dễ chuyển từ người hay trì hoãn sang công dân hạng A, nhưng những bí quyết trên có thể tạo ra thay đổi tuyệt vời đối với cuộc sống của bạn.

>> 7 sai lầm thường gặp của quản lý mới

Phạm Thế Mạnh

Phạm Thế Mạnh

Cùng chuyên mục
XEM