PSI: “Hiện tượng đường cong lợi suất đảo ngược không phải lý do để cắt giảm danh mục chứng khoán ngay lập tức”

15/08/2019 20:16 PM | Kinh tế vĩ mô

Dữ liệu từ Bank of America cho thấy kể từ năm 1956 đến hiện tại, mặc dù hiện tượng "Yield curve" báo trước suy thoái nhưng chỉ số S&P 500 vẫn tiếp tục tăng điểm và chỉ lập đỉnh trong vòng từ 2 tháng đến 2 năm sau.

CTCK Dầu khí (PSI) vừa đưa ra báo cáo đánh giá sự kiện Đường cong lãi suất đảo ngược (Yield Curve) và mức độ ảnh hưởng tới thị trường chứng khoán.

Đường cong lợi suất trái phiếu đảo ngược là hiện tượng khi mà lợi suất của của trái phiếu kì hạn ngắn cao hơn lợi suất của trái phiếu kì hạn dài (đôi khi người ta còn đề cập đến đường cong lợi suất phẳng, ở đó xảy ra tình trạng kỳ hạn ngắn tương đương với các kỳ hạn dài).

Trong điều kiện kinh tế bình thường thì đường cong lợi suất thường có độ dốc tăng dần, các kỳ hạn dài lợi suất cao hơn, đơn giản là thời gian càng dài càng chứa đựng nhiều rủi ro hơn và nhà đầu tư yếu cầu mức lợi suất cao hơn hay có thể hiểu theo cách kinh tế đang tăng trưởng thì lạm phát có xu hướng tăng và lợi suất cũng có xu hướng tăng theo.

Hiện tượng đường cong lợi suất trái phiểu đảo ngược xảy ra khi nhà đầu tư lo ngại về khả năng sắp có một cuộc suy thoái phía trước. Khi đó, hoạt động kinh doanh khó khăn, cầu tiền ngắn hạn sẽ có xu hướng giảm, nền kinh tế giảm tốc và NHTW sẽ phải hạ lợi suất ngắn hạn để kích thích nền kinh tế. Và nếu NĐT nắm giữ các khoản kỳ hạn ngắn với lợi suất có xu hướng giảm dần thì thì họ sẽ cân nhắc chuyển qua mua ở các kỳ hạn dài hơn với kỳ vọng xu hướng dài sẽ tăng lên vì triển vọng kinh tế dài hạn phục hồi.

Vào ngày 14/8, lần đầu tiên kể từ năm 2007, đường cong lãi suất của cặp trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 2 năm và kỳ hạn 10 năm đã giảm dưới mức 0, báo hiệu hiện tượng "Yield Curve" xảy ra.

 PSI: “Hiện tượng đường cong lợi suất đảo ngược không phải lý do để cắt giảm danh mục chứng khoán ngay lập tức”  - Ảnh 1.

Mặc dù Đường cong lợi suất đảo ngược có thể là một tín hiệu cảnh báo suy thoái kinh tế và thị trường chứng khoán có thể biến động lớn trong thời gian tới, nhưng theo PSI đó không phải lý do để cắt giảm danh mục ngay lập tức do:

(1) Hình dạng đường cong thường chỉ là một tín hiệu cảnh báo, không phải là nguyên nhân gây ảnh hưởng tới môi trường kinh tế. Vì vậy, các nhà đầu tư nên ưu tiên xem các yếu tố cơ bản về kinh tế và chính sách hiện tại như vấn đề Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và Chính sách điều hành của các Ngân hàng Trung Ương trên thế giới.

(2) Dữ liệu từ Bank of America cho thấy kể từ năm 1956 đến hiện tại, mặc dù hiện tượng "Yield curve" báo trước suy thoái nhưng chỉ số S&P 500 vẫn tiếp tục tăng điểm và chỉ lập đỉnh trong vòng từ 2 tháng đến 2 năm sau.

Theo Long Nhật

Cùng chuyên mục
XEM