[Phim hay] Trung Đội - Chiến tranh Việt Nam trong con mắt thanh niên Mỹ

09/12/2012 17:57 PM |

Bao nhiêu hy sinh đều trở nên vô nghĩa khi hiểu ra “kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình”.


Thông tin:

Tên phim: Trung Đội

Thể loại: tâm lý, hành động, chiến tranh

Biên kịch và đạo diễn: Oliver Stone

Diễn viên: Charlie Sheen, Tom Berenger, Willem Dafoe...

Sản xuất năm: 1986

Giải thưởng: 4 giải Oscar

Có bao nhiêu lính Mỹ như cậu? Tốt nghiệp trung học chưa lâu tay đã cầm súng, ngơ ngác nhìn kẻ thù tới gần mà không dám phản kháng, ghê tởm nhìn đồng đội giết người, cuối cùng lại ra tay kết liễu cuộc đời kẻ mình từng tôn sùng.


Điện ảnh như một người sống xuyên thế kỷ, không gian và thời gian, có thể kể cho chúng ta những câu chuyện từ thuở xa xưa một cách chân thực và khách quan nhất. Điều đó thể hiện rõ nhất trong những phim lịch sử và phim chiến tranh.

Cùng với những phim: Sinh ngày 14 tháng 7 (1989), Trời và đất (1993) Plantoon ra đời năm 1986 đã đưa khán giả trở về cuộc chiến tranh Việt Nam năm 1967 để chứng kiến sự trưởng thành của thanh niên Mỹ khi đặt niềm tin quá sâu sắc vào lệnh tổng động viên của chính phủ Mỹ. 

Cả ba bộ phim như một luồng ánh sáng chiếu vào hiện thực làm tan biến giấc mơ ảo tưởng của lớp trẻ. Đó là trải nghiệm đau thương của những người lính ít tuổi chưa hiểu rõ trắng đen cuộc đời, không biết mình phục vụ cho điều gì, hy sinh vì lý tưởng nào. 

Đến khi cuộc chiến kết thúc, mới bàng hoàng nhận ra, kẻ thù của mình chính là đồng đội ngày đêm sát cánh, những lời tuyên bố hùng hồn của chính phủ Mỹ đều là lừa gạt. Bao nhiêu hy sinh đều trở nên vô nghĩa khi hiểu ra “kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình”.

Phim dựa trên một câu chuyện có thật, Chris Taylor một chàng trai trẻ lần đầu tham gia chiến trận, cuộc sống quân ngũ đã dạy cho cậu cách thức để tồn tại trong một xã hội mà con người phải đấu tranh với chính mình mới mong hiểu được thế nào là đúng, thế nào là sai. 

Làm về chiến tranh nhưng bộ phim không dùng những cảnh quay bom đạn hoành tráng để tạo nên sự hấp dẫn, phim chủ yếu diễn giải tâm lý và dùng những cảnh càn quét bắn giết để làm nền cho sự bùng nổ, phá kén thoát khỏi u mê đeo bám suốt tuổi trẻ của những cựu lính Mỹ. Đến cuối phim Chris ao ước cháy bỏng là được vứt lại hết mọi sai lầm này để trở về nhà.



Bước chân của thanh niên Mỹ trong cuộc đổ bộ vào chiến trường Việt Nam

Chris Taylor (Charlie Sheen) trong hàng ngũ

Cuộc tập kích ban đêm của quân đội Bắc Việt vào trại lính Mỹ

Lính Mỹ bỏ đi sau khi giết chóc và đốt phá

Có rất nhiều cảnh đối lập hay mà khán giả không thể bỏ qua như khi lính Mỹ vào làng, giết chóc một cách vô lý và nhẫn tâm, đánh chết một thanh niên bị thần kinh và một bà mẹ già nghèo khổ, dí súng vào đầu một đứa trẻ, đốt làng với cảnh những đứa trẻ Việt Nam trông rất côi cút ấy lại được chính lính Mỹ bế trên tay đi khỏi làng, chúng ôm rất chặt họ. Phải chăng đây chính là điều mà tướng tá Mỹ đã nói với lính của mình (trong phần mở đầu bộ phim “Sinh ngày 4 tháng 7”): cứu Việt Nam ra khỏi sự hoang sơ u tối?

Họ coi những người dân tay không tấc sắt là ai? Là gì? Là những người đe dọa đến sự hòa bình và lý tưởng mà họ đang vươn tới? Họ giết cha mẹ anh chị của những đứa trẻ họ đang bế trên tay, họ cứu chuộc điều gì?...

Steve Butler (nhân vật chính trong “Trời và đất”) đã phải tự tử vì sự ám ảnh về những năm tháng giết chóc và sống trong bụi cây ở Việt Nam.

Ron Kovic trong “Sinh ngày 4 tháng 7” đã tổng kết: Chúng tôi phải đi hàng ngàn dặm, đến một đất nước xa lạ, xả súng vào những người dân vô tội.

Còn Chris Taylor đã bật khóc khi ngồi trên trực thăng nhìn xuống mảnh đất vừa bị hủy diệt và nhận ra: Chính chúng ta đang chống lại chúng ta, chẳng có kẻ thù nào nguy hiểm hơn kẻ thù sau lưng.

Điều đọng lại của bộ phim chính là khám phá bản thân mới mẻ mà sâu sắc của nhân vật.Tuy phim chỉ dừng lại ở cảnh anh lính trẻ ngồi trên trực thăng trở về (mà sự thật là anh ta đã chết trên chiến trường Việt Nam) nhưng cũng đủ đưa ra bài học cay đắng, sự dằn vặt lương tâm mà cựu chiến binh Mỹ đã học được.

Chiến tranh là điều không ai muốn bởi chiến tranh làm con người đánh mất tuổi thanh xuân trong gian khổ và giết chóc, làm gia đình ly tán khổ cực. Dù đúng dù sai, dù ở lý tưởng nào thì cũng không thể phủ nhận những hy sinh to lớn mà chiến tranh mang đến. Cái được và điều mất đi quá chênh lệch nhau. Sự hối hận muộn mạng cũng không thể gột rửa được tội ác của họ. Đây là thái độ và cái nhìn của người trong cuộc.

Elias trước khi chết

Đạo diễn Oliver Stone sinh năm 1946 tại New York, USA có bố là người Do Thái, mẹ là người gốc Pháp. Ông là một đạo diễn, một nhà biên kịch, một nhà văn xuất sắc

Ông tham gia chiến tranh Việt Nam từ tháng 4 năm 1967 đến tháng 11 năm 1968, đã bị thương hai lần và đã được tặng một số huân chương.

Những bộ phim của ông gây được tiếng vang lớn trong lịch sử điện ảnh, đặc biệt là bộ ba phim về đề tài “Chiến tranh Việt Nam”, đã đem về cho ông 2 tượng vàng Oscar cho vai trò đạo diễn xuất sắc nhất và ba Quả Cầu Vàng cùng với rất nhiều giải thưởng danh giá khác.

Khánh Sơn

kyanh

Cùng chuyên mục
XEM