[Phim hay] Network – Thế giới sau ống kính truyền hình

10/04/2013 21:52 PM |

Căng thẳng bực bội, dở khóc dở cười như làm truyền hình...

Thông tin phim:

Tên phim: Network – Mạng truyền hình

Đạo diễn: Sidney Lumet

Kịch bản: Paddy Chayefsky

Diễn viên:Faye Dunaway,William Holden, Peter Finch

Sản xuất năm 1976

Giải thưởng: 4 Oscar, 4 quả cầu vàng, đứng thứ 64/100 phim Mỹ hay nhất do hội điện ảnh Mỹ bình chọn.

“Bộ tứ quyền lực” của thế giới truyền hình

Những vất vả khó khăn mà giới truyền hình phải trải qua, đủ kiểu chiêu trò được thực hiện nhằm câu khách, tăng lượt người xem trên bảng xếp hạng đều được miêu tả một cách chân thực và hài hước trong Network.

Sự bùng nổ của khoa học kỹ thuật và tiến bộ xã hội đã đẩy con người vào một cuộc cạnh tranh khốc liệt.

Howard Bealelà một người dẫn chương trình lâu năm chuyên mục tin tức buổi tối của đài truyền hình UBS, thế nhưng vì lọt vào bảng xếp hạng chương trình có số lượng người xem ít nhất, Beale đứng trước nguy cơ bị buộc thôi việc. Sếp của ông, Max Schumacher, cho ông hai tuần để thay đổi cục diện.

Bí bức vì áp lực, Beale uống say mèm, đêm hôm sau trong cơn bực dọc và chán nản, ông phát biểu trước ống kính rằng ông sẽ tự tử “trực tiếp trên truyền hình” vào thứ ba tới. Không ngờ sự kiện đó nhanh chóng lan ra, tỉ suất người xem tăng vụt đáng kể, đài báo thi nhau đưa tin, Beale nổi tiếng và trở thành nhân vật ầm ĩ nhất thành phố.

Cuộc đời ông đã rẽ theo một hướng mới, cũng từ đó ông phải đối mặt với nhiều tình huống bi hài lẫn lộn ngày càng nhiều.

Hình ảnh mở đầu chương trình tin tức mỗi tối của Howard Beale– một phong cách thể hiện hình tượng của người dẫn chương trình chuyên nghiệp

Howard Bealetrong trường đoạn kinh điển “Tức đến phát điên”, hình ảnh này đã trở thành biểu tượng tuyên truyền của phim.

Bộ phim tiết lộ cho người xem những mánh khóe trong ngành giải trí, cụ thể là sự cạnh tranh cam go, thủ đoạn câu khách để “giành giật” khán giả của các đài truyền hình Mỹ. Phim đưa ra cái nhìn châm biếm một cách sâu sắc về giới truyền thông Hoa Kỳ đồng thời cũng là bức tranh chân thực về cuộc sống hối hả và những áp lực nặng nề của người làm truyền hình.

Đôi khi làm việc nghiêm túc không thể khiến doanh số khán giả tăng lên, ngược lại những trò lố bịch, những ý tưởng điên rồ, sự thất thố, ngớ ngẩn khi phát ngôn lại có thể thu hút được sự quan tâm của công chúng.

Họ phải tìm mọi cách, mọi thứ để có thể tạo thành những tin tức nổi bật, những tiêu điểm hấp dẫn, những sự kiện rùm beng hợp với thị hiếu của khán giả.

Bộ phim được dàn dựng và đạo diễn bởi Sidney Lumet – một trong những đạo diễn xuất sắc của nền điện ảnh Mỹ với tổng số phim tham gia tranh giải Oscar lên tới con số 14. Bắt đầu ra mắt từ năm 1957 với bộ phim 12 Angry men (đứng thứ 28 trong số 50 bộ phim vĩ đại nhất về thể loại anh hùng do Hội điện ảnh Mỹ bình chọn), ông làm việc khá ổn định với số liệu thống kê trung bình mỗi năm một phim. Năm 2005, Sidney Lumet nhận được giải Thành tựu trọn đời do Viện hàn lâm nghệ thuật điện ảnh và khoa học trao tặng.

Phim có sự tham gia của diễn viên Peter Finch chắc chắn sẽ khiến khán giả cười ra nước mắt với lối diễn xuất có chút khoa trương nhưng lại thể hiện được sự “bực tức tới điên khùng” của nhân vật Howard Beale khi bị dồn ép tới đường cùng.

Howard Beale luôn diễn tả tâm trạng, hình thể theo những tin mà mình mang tới

Trong trường quay, ông không bó buộc trong khuôn mặt của một người dẫn chương trình đọc tin tức nữa mà “biến thân” thành một nhạc trưởng, một chính trị gia, một luật sư, một thầy giáo ...

Peter Finch đã diễn một Beale rất sinh động với nhiều diễn biến tâm trạng, thay đổi thái độ bất ngờ. Hình ảnh người dẫn chương trình nổi tiếng Beale trên truyền hình không còn bó buộc với vai trò truyền tải tin tức sự kiện tới người nghe, người xem nữa mà ông giống với một chính trị gia đang tranh cử, kêu gọi công chúng ủng hộ mình, đôi lúc lại giống với một nhạc trưởng đứng trên bục cao chỉ huy dư luận...

Peter Finch là người đầu tiên nhận được Di cảo giải Oscar cho hạng mục nam diễn viên chính xuất sắc nhất (được trao sau khi qua đời), một người khác là diễn viên Heath Ledger - anh chàng điển trai đồng tính trong phim Brokeback Mountain, và là nhân vật phản diện The Joker trong tập phim The dark night thuộc series phim về người hùng Batman.

Peter bắt đầu sự nghiệp diễn xuất trong gánh tạp kỹ lưu diễn vòng quanh nước Úc, sau với vai diễn trong vở kịch Caprice, tên tuổi của ông bắt đầu được chú ý.

Với bộ phim Network, ông đã đoạt giải Oscar ở hạng mục nam diễn viên chính xuất sắc nhất nhưng lại thiếu may mắn không được chạm vào tượng vàng Oscar bởi cơn đau tim trong khách sạn Beverly Hills trước khi lễ trao giải diễn ra một tháng.

Diễn viên người Mỹ Dorothy Faye Dunawayvai Diana Christensen, người “bày mưu tính kế” với ông chủ của UBS Max Schumacher để lấy thành tích trên bảng xếp hạng, giành được giải Oscar cho hạng mục Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất.

Thường Ngọc

kyanh

Cùng chuyên mục
XEM