Phát hiện hành tinh giống Trái Đất cách chúng ta 111 năm ánh sáng, có thể tồn tại sự sống ngoài hành tinh

06/12/2017 18:01 PM | Công nghệ

Mang tên K2-18b, hành tinh cách Trái Đất 111 năm ánh sáng được các nhà khoa học kì vọng sẽ chứa nước ở bề mặt và có môi trường lý tưởng giống với Trái Đất để hình thành sự sống ngoài hành tinh.

Một hành tinh bên ngoài hệ Mặt Trời đang được tin là có khí quyển giống với Trái Đất. Các nhà thiên văn học phát hiện ra hành tinh với tên gọi K2-18b có kích thước lớn hơn Trái Đất và cách chúng ta 111 năm ánh sáng.

K2-18b bay với quỹ đạo xung quanh khu vực của nó, đây được cho là môi trường lý tưởng để tích tụ nước trên bề mặt, điều mà các nhà khoa học cho là nguồn gốc của sự sống ngoài hành tinh.


Ảnh mô phỏng hành tinh K2-18b.

Ảnh mô phỏng hành tinh K2-18b.

Nghiên cứu mới này được thực hiện bởi nhóm các nhà khoa học tại nhiều trường Đại học từ Mỹ, Canada cho thấy bề mặt của hành tinh K2-18b có rất nhiều đá và có khí quyển dạng bụi giống với không khí trên Trái Đất.

Sử dụng dữ liệu từ Đài thiên văn Nam châu Âu có trụ sở tại Munich, Đức. Trưởng nhóm nghiên cứu, nhà nghiên cứu Ryan Cloutier tới từ trường Đại học Montreal, Canada phát biểu: "Tính toán được kích thước cũng như mật độ vật chất tại K2-18b là một điều rất tuyệt vời, thế nhưng phát hiện ra một hệ tiểu hành tinh đi kèm là điều may mắn và khiến chúng tôi rất háo hức".

Kích thước của K2-18b lớn hơn Trái Đất nhưng nhỏ hơn Hải Tinh Vương (Neptune) đồng thời có một hành tinh vệ tinh mang tên K2-18c ở gần.

Các nhà khoa học dự đoán rằng bề mặt của K2-18b phần lớn là đá giống như Trái Đất trong khi lớp khí quyển là ga, thế nhưng nếu trên bề mặt của nó có chứa nhiều người, phần trắng trên bề mặt rất có thể là đá do nước đóng băng.

Còn về hành tinh nhỏ K2-18c, các nhà khoa học cho rằng nhiệt độ ở đây sẽ rất nóng để sự sống có thể hình thành.


Tiểu hành tinh K2-18c được phát hiện bằng dữ liệu sử dụng từ đài quan sát La Silla tại Chile.

Tiểu hành tinh K2-18c được phát hiện bằng dữ liệu sử dụng từ đài quan sát La Silla tại Chile.

Khi hệ thống kính viễn vọng của Nasa được triển khai vào năm 2019, hành tinh K2-18b chắc chắn sẽ là mục tiêu hàng đầu được theo dõi để phát hiện sự sống tại đây.

Nhóm phát triển kính viễn vọng không gian Webb James của Nasa.
Nhóm phát triển kính viễn vọng không gian Webb James của Nasa.

Cloutier nói: "Với hệ thống kính viễn vọng mới của Nasa, chúng ta có thể theo dõi tốt hơn khí quyển để xem liệu nó có một bầu khí quyển dày đặc hay trên bề mặt của K2-18b có chứa nước".

Mặc dù vậy, nhà đồng nghiên cứu, giáo sư Rene Doyon cũng từ trường Đại học Montreal, Canada có cái nhìn không mấy lạc quan: "Lượng dữ liệu chờ để được quan sát trên kính viễn vọng của Nasa đang rất lớn, họ sẽ chọn lựa kĩ càng để theo dõi một hành tinh nào đó. Những ứng cử viên tham gia phải rất hứa hẹn mới có thể lọt vào danh sách này".

Các nhà thiên văn học khác cho rằng K2-18b đang là một hành tinh rất hứa hẹn, nó sẽ được sử dụng để nghiên cứu khí quyển vũ trụ và rất có khả năng sẽ lọt top những hành tinh được quan sát trên hệ thống kính viễn vọng của Nasa.

PV

Cùng chuyên mục
XEM