Đánh thuế các công ty đa quốc gia như thế nào cho đúng?

01/12/2012 23:41 PM | Pháp luật

Rất nhiều công ty đa quốc gia có vẻ như hoạt động thành công ở Anh nhưng lại chỉ nộp rất ít hoặc không nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.

Do đó, thật dễ hiểu tại sao dân thường và các doanh nghiệp nhỏ - những người bị đánh thuế trên những đồng lương hoặc doanh thu ít ỏi – lại tỏ ra giận dữ.

Tuy nhiên, tìm ra cách giải quyết là vấn đề khó khăn hơn nhiều so với việc miêu tả. Nếu như một công ty hoạt động ở rất nhiều nước, nước nào sẽ được hưởng lợi nhuận?

Lợi nhuận thuộc về đất nước mà ở đó công ty đa quốc gia được quản lý, kiểm soát hoặc là nơi đặt trụ sở. Đây là nguyên lý được tuân theo bấy lâu nay, trước cả khi các công ty đa quốc gia mở rộng hoạt động ra khắp thế giới như ngày nay. Phương pháp này cũng có thể được tìm thấy ở hệ thống thuế ở hầu hết các nước trên thế giới.

Tuy nhiên, luật lệ này thực sự không hoạt động hiệu quả. Nếu 1 công ty tạo ra tiền ở nhiều nước trên thế giới, tất cả các nước đó đều đánh thuế công ty này. Rất khó để xác định xem 1 công ty được kiểm soát hoặc quản lý ở quốc gia nào. Các doanh nghiệp dễ dàng chuyển địa điểm nếu như điều đó cho phép họ giảm bớt lượng thuế phải nộp.

Mọi việc sẽ trở nên đơn giản hơn nếu như tất cả các nước đưa ra cùng 1 mức thuế và cùng 1 phương pháp đánh thuế. Tuy nhiên, họ không làm như vậy. Kể cả trong 1 thế giới cởi mở và hợp tác như hiện nay, các nước khác nhau sẽ chọn lựa cách đánh thuế và mức thuế khác nhau.

Nhiều người lập luận rằng thuế thu nhập doanh nghiệp ở mức thấp có thể giúp chính phủ thu hút các công ty đa quốc gia. Cuộc cạnh tranh trong chính sách thuế là có lợi cho nền kinh tế.
Tuy nhiên, lập luận này không hoàn toàn chính xác. Trong cuộc chạy đua này, các nước cố gắng dành được nhiều doanh thu thuế hơn là thu hút các công ty đa quốc gia mở rộng hoạt động.

Ireland là 1 ví dụ điển hình. Trước khi khủng hoảng diễn ra, với tốc độ tăng trưởng kinh tế vượt bậc, Ireland được coi là "con hổ Celtic" hay "sự thần kỳ Ireland". Mức thuế thu nhập doanh nghiệp ở đây là 12,5%. Tuy nhiên, Ireland thực sự là 1 nền kinh tế hiệu quả. Thiên đường về thuế chính là nơi mà lợi nhuận được tạo ra nhưng không có hoạt động kinh tế thực sự nào diễn ra. Ví dụ, các nhãn hiệu rượu Scotch lại được sở hữu bởi các công ty ở Hà Lan.

Trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập cao, nước Mỹ gặp phải tình trạng có rất nhiều người thu thuế khác nhau. Nhiều bang giải quyết vấn đề này bằng cách chia nhỏ lợi nhuận. Thay vì cố gắng ước tính phần lợi nhuận nào trong tổng lợi nhuận được tạo ra ở California và phần nào được tạo ra ở Wyoming, các bang đánh thuế công ty đó thông qua tỷ trọng hoạt động kinh doanh diễn ra trong bang so với hoạt động trên toàn nước Mỹ. Hệ thống thường gặp nhất là "công thức Massachusetts" - hệ thống đánh giá trên những tiêu chí như lương và tài sản.

Trong khi các nước có thể theo đuổi phương pháp chia nhỏ lợi nhuận, một thỏa thuận nhất trí trên phạm vi toàn cầu là điều sẽ được ưa thích hơn. Điều này không chỉ giúp bảo vệ doanh thu. Hiện nay, nhiều công ty lớn vẫn bị nhìn nhận là chỉ nộp rất ít thuế hoặc không nộp thuế, kể cả khi họ đã tuân thủ đúng pháp luật. Điều này khiến công chúng nghĩ rằng thuế là thứ chỉ dành cho một số ít người. Hãy nhìn vào Hy Lạp để tưởng tượng quan niệm này có thể phá hủy xã hội, chính trị và kinh tế như thế nào.

Thu Hương

Theo TTVN/FT

kyanh

Cùng chuyên mục
XEM