Các 'chân rết' của Liberty Reserve dùng tiền 'bẩn' để mua tiền 'ảo' qua mạng như thế nào?

31/05/2013 10:32 AM | Pháp luật

Việc Liberty Reserve, một website chuyển tiền tại Costa Rica, phải đóng cửa sau cáo buộc rửa tiền với giá trị lên tới 6 tỉ USD cho thấy có lỗ hổng về chống rửa tiền trong việc mua bán tiền ảo qua mạng Internet. Tại Việt Nam, website Liberty Reserve có mặt với địa chỉ Liberty Reserve.com.vn

Hé lộ 'chân rết' rửa tiền Liberty Reserve ở Việt Nam

Sau khi, Liberty Reserve - website chuyển tiền tại Mỹ phải đóng cửa sau cáo buộc rửa tiền với giá trị lên tới 6 tỉ USD. Quản trị website đứng tên tổ chức này ở Việt Nam cho biết họ cũng là nạn nhân sau cuộc gọi điện của phóng viên.

Quy trình rửa tiền của Liberty Reserve
Quy trình rửa tiền của Liberty Reserve.

Qua hệ thống thanh toán online Liberty Reserve, người dùng sẽ chuyển từ USD hoặc Euro sang một loại tiền ảo để giao dịch trên Internet. Hệ thống Liberty Reserve gọi loại tiền này là "tiền LR". Liberty Reserve cho phép khách hàng mở tài khoản bằng đủ loại tên vớ vẩn như “Tin tặc Nga” hay “Tài khoản của tin tặc”. Mạng lưới này thu phí 1% số tiền giao dịch thông qua trung gian chuyển tiền thật thành quỹ ảo rồi lại thành tiền mặt.

 Trao đổi với phóng viên chiều 29/5, một chuyên gia trong lĩnh vực phòng chống rửa tiền khẳng định không có thông tin về chủ sở hữu của trang web này. Ông cho biết, có thể họ mở các tài khoản thông thường tại những ngân hàng trên mà không khai báo là nhà cung cấp dịch vụ chuyển tiền. 

Các giao dịch tiền thông qua Liberty Reserve có thể được dùng vào bất kỳ việc gì, từ tặng cho nhà thờ đến thanh toán cho gái mại dâm.

Trên website (www.libertyreserve.com.vn) này không có địa chỉ, trụ sở làm việc cũng như những thông tin liên quan đến chủ sở hữu và giới thiệu về tôn chỉ, mục đích hoạt động của một trang web chuyển tiền thông thường. Trang web được xây dựng từ cuối năm 2012 và những tin tức do các quản trị viên bắt đầu đăng tải từ tháng 11/2012.

Ở Việt Nam dù chưa được cấp phép hoạt động nhưng trang web tiếng Việt có liên hệ với Liberty Reserve vẫn hoạt động và đang cung cấp dịch vụ chuyển tiền và quảng bá có giao dịch với các ngân hàng trong nước Vietcombank, Vietinbank, Đông Á và Á Châu. Giao dịch mới nhất mà website này trưng ra là ngày 26/5.

Chiều 29/5, phóng viên gọi điện tới đường dây nóng của website này, nam thanh niên trả lời điện thoại xác nhận trước thứ 6 (24/5), website có hỗ trợ nhận chuyển tiền từ nước ngoài về qua Liberty Reserve ở Mỹ. "Tuy nhiên, website ở Mỹ bị đánh sập từ thứ 6 và bản thân chúng tôi cũng là nạn nhân bị mất tiền", người này cho biết. Anh cho biết những khách hàng giao dịch qua website mà nhưng chưa kịp rút trước 24/5 chắc chắn sẽ mất hết tiền.

Website Liberty Reserve tại VN
Website Liberty Reserve tại VN.

Mặc dù vậy, người này khẳng định trang web tại Việt Nam không phải một chi nhánh của "đại gia" Liberty Reserve ở Mỹ mà chỉ là một "exchanger" (đối tác nhận đổi tiền).

Ngay sau khi website chuyển tiền của Mỹ ngừng hoạt động, website Liberty Resever tại Việt Nam này cũng gửi thông báo dừng mọi hoạt động và "chia buồn" vì sự cố. "Chúng ta đều là những nạn nhân trong sự cố vừa qua. Đây là cú sốc lớn nhưng tôi hi vọng tất cả sẽ không mất hi vọng mà cùng nhau vượt qua khó khăn này. Trong thời gian này mọi hoạt động giao dịch sẽ không thể thực hiện được, kể cả giao dịch đổi tiền liên ngân hàng Việt Nam" - ban quản trị viết.

Tuy nhiên, trao đổi với phóng viên chiều 29/5, một chuyên gia trong lĩnh vực phòng chống rửa tiền khẳng định không có thông tin về chủ sở hữu của trang web này. Ông cho biết, có thể họ mở các tài khoản thông thường tại những ngân hàng trên mà không khai báo là nhà cung cấp dịch vụ chuyển tiền.

Theo vị chuyên gia, nếu đối chiếu các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam thì không có sự tồn tại của đồng tiền LR. "Tiền LR không được chấp nhận là một ngoại tệ. Cần phải làm rõ trang web này có phải một điểm thu đổi ngoại tệ hay không" - vị này cho hay.

Các cơ quan chức năng cho biết đã nắm được thông tin liên quan đến trang web và đang theo dõi vụ việc.

Website Liberty Reserve hoạt động không đăng ký

Vấn đề ở chỗ là công tố viên liên bang tại New York cáo buộc Liberty Reserve rửa tiền thông qua công cụ “tiền ảo LR”. Tức thông qua hệ thống thanh toán online của Liberty Reserve, người dùng sẽ chuyển USD hoặc euro sang một loại tiền ảo để giao dịch trên Internet. Hệ thống Liberty Reserve gọi loại tiền này là “tiền LR”. Từ cách sử dụng tiền ảo LR mà các tổ chức tội phạm có thể rửa tiền.

Tại Việt Nam, website Liberty Reserve.com.vn cũng hoạt động mua bán “tiền LR”. Theo ông Nguyễn Ngọc Dũng, Trưởng Văn phòng phía Nam Hiệp hội Thương mại điện tử, website Liberty Reserve hoạt động mà không đăng ký. Ông cho biết ở Việt Nam nhiều doanh nghiệp cũng có nhiều công cụ tiền ảo nhưng tất cả đều được Ngân hàng Nhà nước cho phép hoạt động thông qua công cụ ví điện tử.

Ông Lưu Trường Hận, Giám đốc Công ty Mua bán nợ của Ngân hàng Phương Đông, cho biết: “Việt Nam đã có Luật Phòng chống rửa tiền, trong đó quy định rất rõ các giao dịch nghi ngờ rửa tiền qua ngân hàng phải báo cáo. Cụ thể, các giao dịch viên khi tiếp người nước ngoài đến giao dịch, hay thấy địa chỉ chuyển tiền đến ở các khu vực “nhạy cảm” đã có tiền lệ rửa tiền… thì có thể báo cáo ngay trong nội bộ. Ngày 10-6 tới, theo Quyết định 20 của Thủ tướng Chính phủ, các giao dịch qua ngân hàng có giá trị từ 300 triệu đồng trở đi phải báo cáo để đề phòng việc rửa tiền”.

Về công cụ tiền ảo LR tại Việt Nam, ông Lưu Trường Hận cho biết những người liên quan có thể gặp rắc rối với pháp luật. Nếu những người này biết công cụ LR là bất hợp pháp, website Liberty Reserve.com.vn đã từng bị cơ quan quản lý về mạng ở Việt Nam gửi văn bản cảnh cáo mà họ vẫn chiêu dụ người khác bỏ tiền ra hoán đổi thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Những khách hàng bỏ tiền ra hoán đổi tiền ảo LR ở nước ngoài, nay bị mất thì có thể kiện ra tòa những người điều hành website này để đòi lại tiền.

Một chuyên gia về tài chính nhận định rằng rất khó quản lý, nhất là khi tiền ảo được hoán chuyển thành công cụ phục vụ cho giới tội phạm rửa tiền. “Tội phạm có thể dùng tiền “bẩn” tham gia mua “tiền ảo” qua mạng Internet (như mua tiền ảo LR nêu trên), sau đó bán lại cho người khác để lấy tiền mặt. Tiếp đến, họ mang tiền mặt này gửi vào ngân hàng (sổ tiết kiệm hay tài khoản), sau đó họ chuyển tiền qua tài khoản khác là trở thành tiền sạch. Cái chính là làm sao các cơ quan quản lý mạng Internet giám sát được các giao dịch tiền ảo có giá trị lớn rồi từ đó lần theo dấu vết các nghi ngờ rửa tiền” - ông này phân tích.

kyanh

Cùng chuyên mục
XEM