5 ngành nghề độc hại bị 'cấm cửa' vào Đồng Nai

27/07/2014 21:54 PM | Pháp luật

5 ngành nghề gồm: giấy và bột giấy từ nguyên liệu thô, chế biến tinh bột sắn, chế biến mủ cao su chưa sơ chế, sản xuất hóa chất cơ bản, thuộc da và sơ chế da.

Trước đó, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Phan Thị Mỹ Thanh đã ký quyết định dừng thu hút 5 ngành nghề độc hại đầu tư trên địa bàn tỉnh. Theo đó, tạm thời không giải quyết đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp hoạt động các ngành nghề này tại tỉnh Đồng Nai. 

5 ngành nghề sản xuất bị tạm dừng cho phép trên địa bàn gồm: giấy và bột giấy từ nguyên liệu thô, chế biến tinh bột sắn, chế biến mủ cao su chưa sơ chế, sản xuất hóa chất cơ bản, thuộc da và sơ chế da, chính thức bị 'cấm cửa' từ giữa tháng 7..

Giải thích về điều này, bà Bồ Ngọc Thu, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Đồng Nai cho biết các ngành nghề nói trên đang gây ô nhiễm môi trường rất nhiều; và tỉnh chấp nhận thu hút vốn đầu tư sụt giảm để bảo vệ môi trường sống cho người dân.

Theo bà Thu, các nhà máy sản xuất giấy và bột giấy thải chẳng hạn, sử dụng rất nhiều nước, và xả nước thải, kèm hóa chất gây hại, mùi hôi ra môi trường chung quanh, gây nhiều bức xúc cho người dân. Ở khu vực Hố Nai người dân còn sản xuất tinh bột sắn, nước thải theo sông chảy xuống đến thành phố Biên Hòa vẫn còn hôi.

“Qua tham khảo nhiều nơi, tỉnh Đồng Nai thấy nếu thu hút đầu tư các lĩnh vực này thì vấn đề xử lý môi trường rất khó khăn nên tỉnh phải tạm dừng thu hút đầu tư”

Hiện nay tỉnh Đồng Nai đang tập trung ưu tiên thu hút đầu tư vào các dự án công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, sản xuất vật liệu mới, dự án thân thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng, công nghệ thông tin, sản xuất phần cứng, phần mềm, lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến, sản xuất giống, cây trồng và các dự án hạ tầng kỹ thuật như đầu tư cầu, đường, cảng biển, dịch vụ logistics, thoát nước, xử lý nước thải, nhà ở công nhân …

>> Khi doanh nghiệp làm nông nghiệp: Khát quỹ đất, yếu công nghệ, lo thiên tai...

Theo Văn Nam

kyanh

Cùng chuyên mục
XEM