Phân tích hành vi của 444 lãnh đạo Mỹ nổi tiếng, các nhà nghiên cứu kết luận: CEO có bằng MBA thường có xu hướng trục lợi cá nhân và làm việc kém hiệu quả hơn

11/06/2017 09:39 AM | Kinh doanh

Những công ty do CEO có bằng MBA chủ trì thường có kết quả kém hơn 20%.

Harvard Business Review mới đăng tải cuộc phỏng vấn với hai tác giả nghiên cứu về hành vi và hiệu quả của các CEO có bằng MBA (Thạc sĩ quản trị kinh doanh).

Hai tác giả là Danny Miller - giáo sư nghiên cứu tại trường kinh doanh quốc tế HEC Montreal (Canada) - và Xiaowei Xu tại đại học Rhode Island (Mỹ).

Họ đã phân tích kết quả kinh doanh của 444 giám đốc điều hành nổi tiếng tại Mỹ, những người đã từng lên bìa tạp chí Fortune, Forbes, và BusinessWeek từ năm 1970 đến 2008.

Khi theo dõi chiến lược tăng trưởng, kết quả làm việc cũng như lương thưởng của các giám đốc, Miller và Xu đã phát hiện những giám đốc có bằng MBA thường có những hành vi có lợi cho bản thân nhưng gây thiệt hại cho công ty.

Cụ thể, họ theo đuổi những chiến lược tốn kém và làm việc không hiệu quả bằng những người không có bằng MBA.

Câu hỏi đặt ra ở đây là việc sở hữu bằng MBA khiến những giám đốc điều hành trở nên ích kỷ và đặt lợi ích bản thân lên hàng đầu? Các công ty có nên lo lắng khi thuê những người có bằng MBA?

Những người có bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh làm việc có hiệu quả và trách nhiệm hơn đồng nghiệp của họ. Thế nhưng, điều gì cũng có mặt trái của nó.

Một phần tư giám đốc điều hành tham gia nghiên cứu có bằng MBA. Và chỉ ba năm kể từ khi họ xuất hiện trên bìa tạp chí, các công ty đã giảm trung bình 20% giá trị thị trường so với những công ty được điều hành bởi các giám đốc không có bằng MBA. Khoảng cách về giá trị thị trường vẫn duy trì như vậy thậm chí sau bảy năm.

Hơn thế nữa, sau khi tính toán toàn bộ các biến kiểm soát và đòn bẩy tài chính, chi phí tuyển dụng những giám đốc có bằng MBA tốn kém gần gấp đôi so với những người không có.

Trước khi những vị giám đốc này điều hành công ty và xuất hiện trên bìa tạp chí, dòng tiền cũng như lợi nhuận của các công ty thường thấp. Điều đó đưa tới kết luận, những người có bằng MBA có xu hướng theo đuổi sự tăng trưởng nhanh chóng và tốn kém.

Tại sao kết quả nghiên cứu đó dẫn tới kết luận về xu hướng trục lợi cá nhân của những giám đốc điều hành có bằng MBA?

Chúng tôi cho rằng trong một công ty, có ba yếu tố cấu thành hành vi trục lợi cá nhân của một giám đốc: (1) thành công đạt được thông qua phương thức rủi ro và nhanh chóng, ví dụ như một số vụ mua lại; (2) thành công ngắn ngủi trong chốc lát; (3) lợi ích cá nhân đạt được nhờ tăng lương.

Giám đốc có bằng MBA có lương cao hơn?

Có. Mặc dù hiệu suất làm việc kém nhưng lương của họ vẫn thường xuyên tăng, đặc biệt là sau khi xuất hiện trên bìa tạp chí. Trong ba năm sau khi lên bìa, trung bình, mức độ tăng lương của họ hơn 15% so với những người không có bằng MBA và họ được trả thêm trung bình một triệu USD mỗi năm.

Quay trở lại với thời kỳ năm 1970, liệu rằng ngày nay số lượng giám đốc có bằng MBA có nhiều hơn hay không? Bằng MBA có ngày càng đóng vai trò quan trọng tạo nên thành công trong kinh doanh?

Số người có bằng MBA ngày nay nhiều hơn. Cụ thể, số lượng giám đốc có bằng MBA tăng đến 30%. Trong khi, năm 1970, con số chỉ dừng lại ở mức 12%, tăng lên 20% vào những thập kỷ 80 và 90.

Tại sao nghiên cứu lại tập trung vào những người xuất hiện trên bìa tạp chí? Họ có xứng đáng đại diện cho tất cả giám đốc điều hành?

Chúng tôi lựa chọn những người đã thành công và nổi tiếng và cũng là những người có cơ hội lợi dụng những điều đó. Trong phạm vi mẫu này, chúng tôi chú ý đến hành vi trục lợi cá nhân.

Tất nhiên, mặc dù phạm vi chọn mẫu lớn, nhưng chúng tôi chỉ tập trung vào những công ty lớn và thành công trên thị trường. Kết luận của chúng tôi có thể không đúng với những công ty có quy mô nhỏ, ít nổi bật hơn hoặc công ty nội bộ.

Những nghiên cứu khác chỉ ra rằng tuổi tác, tình trạng, trình độ học vấn, thậm chí là giới tính đều ảnh hưởng đến hành vi và hiệu suất làm việc của các giám đốc điều hành. Liệu nghiên cứu của các ông có cân nhắc đến những yếu tố này?

Có. Dữ liệu của chúng tôi đã bao gồm các yếu tố này và hơn thế nữa. Chỉ có hai yếu tố liên quan đến hành vi của các giám đốc điều hành sau khi xuất hiện trên bìa tạp chí. Đó là chất lượng giáo dục mà họ được hưởng và hiệu suất làm việc trong quá khứ.

Chất lượng giáo dục càng cao, hiệu quả làm việc sau khi xuất hiện trên tạp chí càng tốt. Trong khi đó, kết quả trước khi lên tạp chí càng cao thì sau đó mọi chuyện lại càng tệ, thật khó để duy trì thành tích tốt.

Các hãng với CEO không có bằng MBA không tụt dốc nhanh như vậy. Chúng tôi cũng nhận thấy những người sáng lập công ty và những người có bằng MBA thực hiện nhiều vụ mua lại hơn và những ai học trường tốt sẽ mua lại ít hơn.

Chúng tôi không tìm thấy ảnh hưởng của giới tính, có thể là do có ít phụ nữ trong mẫu nghiên cứu này. Tuy nhiên, chúng tôi không đo được tác động của tính cách, điều này có thể đóng vai trò quan trọng.

Có phải những trường học kinh doanh khuyến khích hành vi trục lợi cá nhân?

Có thể là như vậy. Rất nhiều chương trình MBA nhấn mạnh về hiệu quả kinh tế, các biện pháp tài chính, kế toán, đòn bẩy, giá cổ phiếu, sự cạnh tranh và thành công kinh tế cá nhân.

Những vấn đề như kỹ năng sáng tạo và khoa học, các yếu tố tạo động lực làm việc, đóng góp xã hội và đạo đức thường bị coi nhẹ. Mặt khác, sự lựa chọn của mỗi cá nhân cũng giải thích cho vấn đề này. Những người có hành vi trục lợi cá nhân thường theo học ngành kinh doanh thay vì nghệ thuật hay khoa học.

Hơn nữa, kết quả của chúng tôi có thể một phần là do cách người khác phản ứng với hành vi của các CEO. Nghiên cứu cho thấy chiến lược mua lại thường mang lại rủi ro cao hơn việc tự phát triển. Và có thể các nhà đầu tư ngày càng có xu hướng trừng phạt các công ty phát triển nhờ những vụ mua lại.

Quan trọng nhất, chúng tôi không cho rằng việc học MBA gây ra hành vi tiêu cực của các giám đốc. Phân tích của chúng tôi chỉ ra sự liên quan chứ không kết luận nguyên nhân - hệ quả.

Làm thế nào để các doanh nghiệp tổ chức có thể chống lại hành vi trục lợi cá nhân?

Một nền văn hóa tốt sẽ giảm thiểu điều đó. Các giá trị phản ánh trong mục tiêu của công ty, chính sách nhân sự, cách đối xử với các bên liên quan sẽ đảm bảo việc lựa chọn được CEO phù hợp, dù họ có bằng MBA hay không.

Văn hóa rất quan trọng. Chúng đã nghiên cứu về nền văn hóa lâu đời của những gia đình làm kinh doanh nhiều thế hệ. Ở đó, bằng MBA không ảnh hưởng nhiều đến chiến lược và họ có xu hướng quản lý để phát triển lâu dài.

Hệ thống lương thưởng cũng rất quan trọng. Khi một CEO được thưởng không hợp lý vì hoàn thành những mục tiêu ngắn hạn, họ sẽ chỉ hành động vì mục tiêu đó. Đánh giá và trả lương thưởng theo mục tiêu dài hạn có lẽ là cách nên làm.

Dây đồng hồ là thứ ít được chú ý nhưng thực chất vai trò lại không hề nhỏ. Một chiếc dây đồng hồ phù hợp sẽ làm trải nghiệm đeo dễ chịu hơn hẳn và đôi lúc chỉ cần thay dây là cả chiếc đồng hồ của bạn đã như lột xác. Hãy nhìn những chiếc Omega Speedmaster dưới đây, bạn sẽ thấy chúng có thể trở nên khác biệt như thế nào với từng bộ dây.

Như thế nghĩa là còn quá sớm để cho rằng "Không nên để những người có bằng MBA điều hành công ty"?

Chúng tôi đã viết nhiều về xu hướng tư lợi . Chúng tôi tự hỏi liệu kết luận buộc tội kia có hợp lý hay không. Sau cùng, chúng tôi đều làm việc cho những trường kinh doanh.

Tôi có bằng MBA, và rất nhiều đồng nghiệp có bằng MBA khác đều là những người có khả năng và đạo đức. Bởi vậy không thể sử dụng nghiên cứu của chúng tôi để phủ định giá trị của tấm bằng này. Thay vào đó, hãy chú ý đến những dấu hiệu của hành vi trục lợi cá nhân mà chúng tôi mô tả.

Yên Nhiên

Cùng chuyên mục
XEM