"Phải mất tận 20 năm để gây dựng danh tiếng, nhưng chỉ cần 5 phút để hủy hoại nó"

15/09/2017 14:59 PM | Công nghệ

Bài học lãnh đạo cho các startup nhìn từ sai lầm của 2 tập đoàn khổng lồ của Ấn Độ.

Trong suốt sự nghiệp của mình, Raja đã làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin và lĩnh vực cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho các tổ chức chuyên nghiệp và khởi nghiệp. Ông là cựu sinh viên của Trường Kỹ thuật Chính phủ (Pune) và Trường Kinh doanh Harvard ở Boston.

Cựu CEO Vishal Sikka đã rời khỏi Tập đoàn Infosys sau nhưng rắc rối, ồn ào không thể kiểm soát. Điều đó đã khiến cho danh tiếng của Infosys, những thành viên của Hội đồng quản trị và nhà đồng sáng lập Narayana Murthy bị sụp đổ. Vài tháng trước, chúng ta cũng thấy một kết quả tương tự của Tập đoàn Tata.

Vậy chúng ta có thể rút ra được những bài học gì về sự lãnh đạo từ những vấn đề này?

Các tổ chức và các nhà lãnh đạo

Murthy và Tata không chỉ là những doanh nhân thông thường; họ là những hình mẫu lý tưởng về sự thành công và được nhiều người kính trọng. Họ thường được xuất hiện trong các ví dụ trên sách giáo khoa.

Trường Kinh doanh Harvard đã có một bài viết nghiên cứu về triết lý chủ nghĩa tư bản từ bi của Murthy. Trong khi đó, Tata (Ratan Tata - Chủ tịch hội đồng quản trị của Tập đoàn TaTa), một cựu sinh viên của Trường Kinh doanh Harvard, đã nhận được Giải thưởng Thành tựu của Alumni. Những doanh nghiệp họ làm chủ cũng trở thành những biểu tượng.

Với những vai trò như vậy, cả Tata và Murthy đều có những ảnh hưởng nhất định. Từng là chủ tịch của Tập đoàn Tata, Ratan Tata có quyền tác động nếu ông cảm thấy sự chuẩn mực của Tập đoàn và triết lý sáng lập đã bị thay đổi. Tương tự như vậy, Murthy bằng những quyền lực của mình có thể biết được tất cả mọi bí mật từ Hội đồng quản trị nếu ông cảm thấy không hài lòng về tiêu chuẩn quản lý doanh nghiệp.

Họ có sai không?

Mục đích của những nhà lãnh đạo hành động như vậy, chỉ là họ mong muốn họ được trọng dụng và ưu tiên hơn các cổ đông khác và mong muốn những quan điểm, những ý kiến của họ được coi trọng.Không có vai trò điều hành chính thức, tỷ lệ phần trăm cổ phiếu là thước đo duy nhất có ảnh hưởng đối với bất kỳ ai - người sáng lập và những người khác. Murthy và Tata rõ ràng không thể mong đợi bất cứ sự ưu tiên nào trong số đó. Nhưng điều này không ngăn cản họ trông đợi tiền chuộc từ Hội đồng quản trị.

Không phải là một đặc điểm phổ biến

Đây không phải là một đặc điểm phổ biến, ở Microsoft là một hình ảnh hoàn toàn khác. Bill Gates, có một vai trò hoàn toàn khác, ông đã thành lập Microsoft và đưa nó lên vị trí cao nhất trước khi kiểm soát các việc tiếp theo. Bill Gates tiếp tục được hưởng những thành quả trước đây ông từng gây dựng - bây giờ trong vai trò là một người làm từ thiện, ông vẫn nghiêm khắc như cách ông từng làm với Microsoft, để cải thiện sức khỏe toàn cầu.

Rõ ràng, trong khi Murthy và Tata đã từng có kỳ vọng về một vị trí đặc quyền sau khi nghỉ hưu dựa trên những gì họ đã làm trước đó, Bill Gates dường như không có bất kỳ kỳ vọng nào như vậy. Chính những nguyên tắc lãnh đạo của Murthy và Tata đã khiến họ khác với Bill Gates.

3 yếu tố lãnh đạo

Với các yếu tố cơ bản như tính trung thực, nghị lực, và sự đánh giá đúng vị trí, thành công lãnh đạo phụ thuộc vào ba yếu tố quan trọng.

Chỉ số thông minh (IQ) là một điều vô cùng cần thiết cho các nhà lãnh đạo các cấp để tồn tại và phát triển, nhất là trong lĩnh vực kinh doanh. Tuy nhiên, chỉ số cảm xúc (EQ) cũng là một yếu tố không thể thiếu trong việc hợp tác với các đối tác.

Nhà báo khoa học và phóng viên của tờ New York Times, Daniel Goleman, thông qua nghiên cứu của ông, đã nhận định rằng chỉ số IQ đạt ngưỡng là 120, và những nhà lãnh đạo thành công thường có chỉ số EQ cao hơn chỉ số IQ. Những người có chỉ số EQ cao là những người mạnh về kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm.

Chỉ số IQ rất cao, nhưng không có chỉ số EQ chắc chắn sẽ dẫn tới sự sụp đổ (một ví dụ điển hình từ Travis Kalanick của Uber). Hầu như tất cả những nhà lãnh đạo thành công đều có sự cân bằng hài hòa giữa chỉ số EQ và chỉ số IQ. Cả Narayana Murthy và Ratan Tata là một minh chứng rõ ràng về điều đó từ những thành công của họ.

Trong khi chỉ số IQ và chỉ số EQ cao có nhiều lợi thế trong việc kinh doanh, thì có một yếu tố khác cũng vô cùng quan trọng, nó quyết định tới sự thành công, việc duy trì hoạt động kinh doanh sau khi thành công của một doanh nghiệp, đó là doanh số bán hàng.

Chỉ số tách rời

Các nhà lãnh đạo thành công ít nhiều đều để cảm xúc trong tiềm thức của họ quyết định tới công việc kinh doanh. Sự liên kết cảm xúc và sự gắn bó từ những ngày đầu khởi nghiệp, khiến cho các nhà lãnh đạo khó có thể buông bỏ hết và truyền lại cho người kế thừa tất cả sự nghiệp của họ sau khi rời khỏi vị trí.

Sẽ chẳng lâu, mối liên hệ này sẽ được bắt đầu với ý nghĩa tích cực rằng người tiền nhiệm có vai trò như người anh lớn dẫn dắt những người kế vị, và cuối cùng điều đó trở thành những trở ngại cho người kế nhiệm khi họ bị can thiệp. Tình huống của Tata và Murthy, một phần cũng có những đặc điểm như vậy.

Chính tại các điểm kết nối đó, chỉ số DQ, sẽ quyết định khả năng tách rời của các lãnh đạo khỏi doanh nghiệp mà họ từng điều hành. Các nhà lãnh đạo như Gates đã nhận ra rằng, mặc dù trước đây họ đã có những thành công vượt trội, nhưng họ biết họ và những người kế nhiệm sẽ có môi trường kinh doanh với những thời điểm khác nhau, nên những can thiệp của họ sẽ có hại nhiều hơn có lợi.

Chúng ta không có nghi ngờ gì về những mục đích của Murthy, Tata, và Gates từ những thành công họ liên tục mang lại, nhưng cách mà Gates đã làm hoàn toàn khác biệt so với Murthy hay Tata. Gates tiếp tục hỗ trợ Microsoft như một chuyên gia về công nghệ thông tin với những kinh nghiệm của một người am hiểu thị trường, nhu cầu người dùng.

Sở dĩ có sự khác biệt này là do có sự kết hợp cân bằng giữa các chỉ số DQ, chỉ số EQ và IQ. Chính vì sở hữu những chỉ số hơn người, nên Bill Gates có một sự lãnh đạo hoàn toàn khác biệt.

Tương lai

Với sự lãnh đạo đúng đắn, Infosys và Tập đoàn Tata sẽ dần dần lấy lại được danh tiếng của mình và thấy được sự phục hồi giá cổ phiếu của họ.

Nhưng còn Murthy và Tata? Mặc dù họ vẫn còn có người ủng hộ, nhưng rõ ràng một điều: danh tiếng họ tạo dựng trong suốt sự nghiệp của mình ở Ấn Độ và trên toàn thế giới đã bị sụp đổ. Họ gần như mất tất cả. Warren Buffet đã nói đúng, "Phải mất tận 20 năm để xây dựng danh tiếng, nhưng chỉ cần 5 phút để hủy hoại nó".

Huyền My

Cùng chuyên mục
XEM