PGS.TS Phạm Thế Anh: Cần phải rà soát chính sách ưu đãi thái quá với khu vực FDI, công bằng hơn với khu vực kinh tế trong nước

11/04/2019 16:26 PM | Xã hội

Ngoài ra PGS.TS Phạm Thế Anh cũng cho biết, Việt Nam cũng khần khắt khe hơn với vấn đề môi trường của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Trong buổi Tọa đàm công bố Báo cáo Kinh tế vĩ mô quý I năm 2019 vào chiều nay (11/4), PGS.TS Phạm Thế Anh đã có những nhận định về tình hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam, tập trung nhiều vào các kết quả tăng trưởng.

Kinh tế Việt Nam tăng trưởng ở mức 6,79% trong quý 1 2019, thấp hơn so với con số kỷ lục của năm 2018(7,45%) nhưng vẫn cao hơn nhiều so với 7-8 năm liền trước đó. Tăng trưởng của các khu vực nông, lâm, ngư nghiệp, công nghiệp xây dựng thấp hơn so với cùng kỳ năm trước nhưng vẫn ở mức khá, ngành dịch vụ vẫn duy trì được mức tăng trưởng khá ổn định. Có thể thấy dịch vụ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Về tình hình doanh nghiệp, doanh nghiệp thành lập mới và số việc làm tạo mới cũng tăng nhưng không nhiều, bên cạnh đó, số doanh nghiệp tạm dừng hoạt động và phá sản cũng khá đáng kể.

Lạm phát bình quân Quý I/2019 tăng 2,63%, chủ yếu do sự gia tăng của giá xăng dầu và giá điện. Trong bối cảnh hàng hóa thế giới lên xuống thất thường, cùng với việc áp kịch trần thuế bảo vệ môi trường lên xăng dầu. Chuyên này cho rằng, Ngân hàng trung ương cần theo dõi rủi ro lạm phát trong thời gian tới để có biện pháp ứng phó phù hợp.

Cán cân thương mại Việt Nam đang ở trong tình trạng bất ổn, FDI vẫn tiếp tục là đầu tàu thương mại của kinh tế Việt Nam.

Thanh khoản hệ thống tiền tệ trước Tết có phần eo hẹp do nhu cầu thannh toán tăng cao. Lãi suất liên ngân hàng vì thế tăng rất mạnh, trước khi giảm dần sau Tết Nguyên đán nhưng vẫn ở mức cao hơn so với cùng kỳ năm trước. Tính đến ngày 20/3, tổng phương tiện thanh toán tăng 2,54%, tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt 1,9%.

FDI tiếp tục là khu vực đóng góp chính vào tăng trưởng. Trung Quốc không chỉ là đối tác thương mại mà còn là đối tác FDI của Việt Nam. Nhà nước cần có sự rà soát chính sách ưu đãi thái quá với khu vực FDI, công bằng hơn với khu vực kinh tế trong nước. Việt Nam cũng khần khắt khe hơn với vấn đề môi trường của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Về vấn đề ngân hàng, một trong số những khu vực nhạy cảm nhất là tài chính ngân hàng. Câu chuyện cải cách, tái cấu trúc hệ thống tài chính, xử lý nợ xấu chưa có hồi kết. Chuyên gia Phạm Thế Anh cho rằng, cần tập trung vào vấn đề sở hữu chéo, quan hệ giữa các ngân hàng lớn và ngân hàng nhỏ.

Một vấn đề khác là cho vay liên ngân hàng có thể gây lây nhiễm các cú sốc trong toàn ngành. Cần đánh giá lại người vay chính của các ngân hàng, các báo cáo cho thấy một số các doanh nghiệp lớn của Việt Nam đang là người chơi chính trên thị trường tín dụng, đây là một mắt xích yếu của hệ thống ngân hàng, dẫn đến việc các cú sốc có thể lây lan ra toàn hệ thống. Tỷ lệ đòn bẩy trong hệ thống ngân hàng ở Việt Nam cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực.

Về chính sách tỉ giá và lãi suất của ngân hàng trung ương, ông Thế Anh cho rằng đối với việc xử lý các cú sốc, chuyên gia này ủng hộ việc thực hiện chính sách tỉ giá linh hoạt, thay vì tăng lãi suất.

Trả lời câu hỏi: Liệu Việt Nam có nên vay ODA để phát triển hạ tầng không khi nợ công đã gần đạt trần? Phó giáo sư Phạm Thế Anh cho biết: Trước khi Việt Nam vay nợ cần phải giải quyết các vấn đề tài khóa, loại bỏ các khoản chi không cần thiết, giảm chi thường xuyên.

Theo Thái Trang

Cùng chuyên mục
XEM