Ông Trương Gia Bình: "10 năm nữa có quần áo kết nối Internet, ô tô không người lái. Việt Nam theo kịp không?"

04/06/2016 14:03 PM | Công nghệ

Chủ tịch Tập đoàn FPT ông Trương Gia Bình đặt câu hỏi 10 năm nữa, 10% nhân loại mặc quần áo kết nối Internet, đeo kính kết nối Internet, cả thế giới có 1 nghìn tỷ thiết bị kết nối, Mỹ đi xe ô tô không người lái. Việt Nam có theo kịp cuộc cách mạng số hay lại bị bỏ rơi như những cuộc cách mạng trước đó?

Bàn về nền kinh tế số tại diễn đàn kinh tế tư nhân 3/6, ông Trương Gia Bình – Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần FPT cho hay, nền kinh tế số đang gợi mở cả thách thức và cơ hội với doanh nghiệp Việt Nam. Đặc biệt, khi thế giới thực và thế giới ảo là một, các tổ chức và doanh nghiệp trở thành tổ chức số, doanh nghiệp số, ngân sách số thậm chí là công dân số.

Chủ tịch FPT lấy ví dụ về sức mạnh doanh nghiệp trong nền kinh tế số như Uber. Đây là mộ doanh nghiệp không có hệ thống bãi đỗ, không taxi nhưng là doanh nghiệp vận tải taxi lớn nhất thế giới. Hay như một doanh nghiệp khác dù không sở hữu khách sạn nào nhưng có trong tay dịch vụ cho thuê khách sạn nổi tiếng thế giới...

Dự báo, trong vòng 10 năm tới, 10% của nhân loại sẽ mặc quần áo kết nối với Internet, đeo kính kết nối internet, có khoảng 1 nghìn tỷ thiết bị kết nối, ở Mỹ 10% dân số đi xe ô tô không người lái.

Trong bối cảnh đó, khi TPP và FVFTA có hiệu lực, thị trường mở rộng, nhu cầu đa dạng, cạnh tranh ngày càng gay gắt.

"Liệu Việt Nam có theo kịp cuộc cách mạng số hoặc bị bỏ rơi như các cuộc cách mạng trước trong khi Việt Nam là nước có thế mạnh để theo cuộc cách mạng số?", ông Trương Gia Bình đặt câu hỏi.

Theo ông Bình, năm 2016 được chọn là năm Quốc gia khởi nghiệp. Doanh nghiệp cần phải lớn mạnh về số lượng và chất lượng để nắm bắt cơ hội và tạo động lực chủ yếu phát triển kinh tế số trong nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập. Các công ty Start-up sẽ góp phần đưa Việt Nam thành quốc gia khởi nghiệp để thay đổi vị thế và tăng trưởng Việt Nam trên toàn thế giới.

Để tạo ra đột phá trong phát triển kinh tế số, đảm bảo thành công mục tiêu quốc gia khởi nghiệp, Chính phủ và Doanh nghiệp cần đảm bảo những yếu tố sau:

Thứ nhất, Chính phủ tạo môi trường thuận lợi, rút ngắn thời gian và chi phí đăng kí doanh nghiệp, chính thức hóa sử dụng các hồ sơ chứng từ hóa đợn điện tử, tạo điều kiện khuyến khích các doanh nghiệp

Thứ hai, nên tạo nên môi trường Start up, vườn ươm doanh nghiệp và các hệ sinh thái hỗ trợ để trở thành nền tảng cho một nền kinh tế số thuận lợi và lan tỏa rộng qua Internet. Chủ động, sáng tạo mở rộng thị trường dịch vụ kinh tế số vượt xa biên giới quốc gia trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng để đem lại nguồn lực cho đất nước…

Thứ ba, tạo môi trường thuận lợi để phát triển Start up phục vụ cho các thủ tục doanh nghiệp và số hóa qui trình quản lý điện tử; tiếp tục đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục để tạo ra nguồn nhân lực sáng tạo cho kinh tế và xã hội, sẵn sàng với cuộc cách mạng số là nguồn sáng tạo ra các giá trị cho xã hội;

Thứ tư, xúc tiến kêu gọi các quỹ đầu tư mạo hiểm có sự tham gia của nhà nước, doanh nghiệp và tổ chức quốc tế; xây dựng mạng lưới doanh nghiệp và Hiệp hội tiên phong trong hệ sinh thái khởi nghiệp; đổi mới giáo dục và đào tạo trong gia đình;

Thứ năm, kết nối mạng lưới Việt Kiều trên toàn thế giới hỗ trợ Start – Up…

Đối với khuyến nghị với các tổ chức, đối tác quốc tế: Hợp tác với các quốc gia có tinh thần khởi nghiệp; kết nối Việt Nam với các chương trình, quốc gia khởi nghiệp; hợp tác với các vườn ươm và trường đại học quốc tế nước ngoài;

Thiết lập kết nối với các tổ chức quốc tế (World Bank, AFC, ADB,…) vừa tài trợ và vừa làm về chính sách, khuyến khích các tập đoàn lớn thế giới mở các phòng thí nghiệm tại Việt Nam tạo ra cuộc cách mạng số đang thay đổi toàn bộ thế giới Việt Nam đang có thách thức và cơ hội lớn.

K.L

Cùng chuyên mục
XEM