Ông Trump cho đóng cửa chính phủ, cơ quan khảo sát địa chất Mỹ không thể đưa ra cảnh báo khiến thảm họa sóng thần Indonesia vừa trải qua càng thêm khủng khiếp

24/12/2018 16:08 PM | Xã hội

Ông Trump bất hòa với Nghị viện đã khiến chính phủ phải đóng cửa từ ngày 22/12, qua đó khiến Cơ quan khảo sát địa chất Mỹ phải hoạt động cầm chừng và tạm dừng mọi báo cáo liên quan.

Indonesia mới phải hứng chịu một đợt sóng thần khiến ít nhất 222 người thiệt mạng và hơn 800 người bị thương. Nguyên nhân của vụ việc là do sự dịch chuyển bề mặt trái đất dưới đáy biển vùng quanh núi lửa Anak Krakatau. Tuy nhiên, câu chuyện đáng nói ở đây là vụ việc có phần trách nhiệm khá lớn liên quan đến Tổng thống Mỹ Donald Trump cùng các thành viên Nghị viện.

Thông thường, Cơ quan khảo sát địa chất Mỹ (USGS) sẽ theo dõi và báo cáo số liệu về bất kỳ một hiện tượng bất thường nào cho công chúng, qua đó giúp những trạm cảnh báo hay đài dự báo khí tượng có thể tận dụng để đưa ra những cảnh báo sớm.

Tuy nhiên, việc Tổng thống Mỹ bất hòa với Nghị viện trong vấn đề thông qua ngân sách để xây bức tường biên giới đã khiến chính phủ phải đóng cửa từ ngày 22/12, qua đó khiến USGS phải hoạt động cầm chừng và tạm dừng mọi báo cáo liên quan.

Hệ quả là trang web của USGS ngừng hoạt động vào ngày 23/12 với thông báo cơ quan này tạm dừng hoạt động cũng như cung cấp các thông tin nào liên quan đến động đất hay sóng thần do chính phủ Mỹ tạm đóng cửa.

"Do ngân sách hết hạn, phần lớn các trang web của USGS không được cập nhật và không thể phản ánh tình hình hiện tại. Dữ liệu thời gian thực về động đất, mực nước biển và thông tin cần thiết cho sự an toàn của cộng đồng sẽ được cập nhật với sự hỗ trợ hạn chế", trang web của USGS thông báo.

Theo kế hoạch, khi chính phủ Mỹ đóng cửa, USGS chỉ duy trì 75/8.032 nhân viên túc trực, tương đương 0,9% nhằm duy trì một số chức năng cơ bản. Như vậy khi chính phủ đóng cửa, USGS buộc phải tạm dừng các hoạt động giúp cảnh báo sóng thần và động đất, khiến vụ việc tại Indonesia diễn ra mà người dân không nhận được bất kỳ thông tin nào.

Bản kế hoạch cũng cho thấy sẽ có khoảng 450 nhân viên được gọi khi có vụ việc xảy ra nhưng không rõ USGS có thực hiện được không do họ khó lòng liên lạc được với những nhân viên này trong kỳ nghỉ lễ Giáng sinh. Hơn nữa, cho dù có quay lại làm việc thì tất cả chi phí cũng không được thanh toán do chính phủ chưa thông qua ngân sách. Trang web của USGS cho biết họ không thể giải đáp các thắc mắc cho đến khi ngân sách được thông qua theo quy định.

Trong khi những nhà khoa học tại Indonesia đang tất bật chạy đua với thời gian nhằm phân tích tình hình cũng như cứu trợ người dân thì chuyện USGS không thể cung cấp số liệu khiến nhiều người chỉ trích.

"Thật đáng xấu hổ khi họ chẳng thể giúp đỡ bằng cách cung cấp bất kỳ tài liệu hay lời khuyên nào với công chúng", chuyên gia núi lửa Robin George Andrews nói.

Trên thực tế USGS chỉ là một trong số nhiều cơ quan của Mỹ chịu ảnh hưởng nặng nề do chính phủ đóng cửa. Rất nhiều tiến trình nghiên cứu khoa học và các cơ quan hiện nay đã phải ngừng hoạt động khi Nhà Trắng không thông qua ngân sách.

Thông tin chính thức cho hay do thiếu hụt những số liệu liên quan đến biến động bề mặt trái đất cũng như động đất nên các trung tâm dự báo khó lòng cảnh báo trước sóng thần cho người dân Indonesia .

Giám đốc trung tâm cảnh báo thiên tai quốc gia (NDMA) của Indonesia, ông Sutopo Purwo Nugroho nhận định một hệ thống cảnh báo sớm các số liệu là cực kỳ cần thiết cho việc dự báo thiên tai.

"Chúng tôi biết rằng một trận sóng thần thường xảy ra tiếp sau một trận động đất nhưng không có trận động đất nào xảy ra trước ngày 23/12. Bởi vậy không có cảnh báo sóng thần nào diễn ra cả", Giám đốc Sutipo trần tình.

Ban đầu chính phủ Indonesia tuyên bố không có sóng thần mà chỉ là một đợt thủy triều dâng cao nhưng sau đó đã phải xin lỗi về sự cố này. Nguyên nhân chính là do núi lửa Krakatau phun trào chỉ 24 phút trước khi sự việc diễn ra, khiến thảm họa không được dự báo đầy đủ.

AB

Cùng chuyên mục
XEM