Ông lão U70 về quê sống cùng em trai, góp 5 triệu đồng/tháng vẫn mâu thuẫn: Vì 1 chữ mà đánh mất tình thân

06/09/2023 20:14 PM | Sống

Chọn về quê sống cùng em trai, người đàn ông Trung Quốc nhận ra sai lầm “chí mạng”. Nếu người này quyết định sống riêng ngay từ đầu có lẽ đã không hối hận.

Một câu chuyện đăng tải trên diễn đàn Toutiao, Trung Quốc đang nhận nhiều lời bàn tán của người dùng mạng. Bài viết kể về ông Ngô, 62 tuổi và mối quan hệ của ông với gia đình em trai. Dưới đây là trải nghiệm khó quên của người này.

Nửa đời chu cấp cho em trai

Ông Ngô năm nay 62 tuổi, đã nghỉ hưu vài năm. Ông sinh ra và lớn lên trong gia đình gồm 5 người, có bố mẹ, chị gái và 1 người em trai. Từ khi còn nhỏ người này đã có lực học khá tốt nên được bố mẹ đầu tư phát triển sự nghiệp học hành. Vì vậy, ông nghiễm nhiên trở thành niềm hy vọng lớn lao của đấng sinh thành.

Sau khi chị gái lập gia đình, em trai kết hôn với người cùng làng, chỉ có ông Ngô lên thành phố lập nghiệp. Trở về từ quân ngũ, người đàn ông quyết định nộp đơn xin việc vào 1 công ty tư nhân và gắn bó cả thanh xuân ở đó. Nhờ sự chăm chỉ, ông sở hữu 1 ngôi nhà nhỏ trên thành phố và sống đủ đầy. Nhìn chung, người đàn ông 62 tuổi không gặp nhiều khó khăn và áp lực trong cuộc sống.

Em trai ông Ngô sống cùng bố mẹ, thừa hưởng mảnh đất tổ tiên để lại nhưng ông không có ý so bì. Vì tài chính ổn định nên người này thường xuyên gửi tiền về trợ cấp cho bố mẹ và gia đình em trai. Sau khi các con của em trai lớn, ông cũng là người giúp đỡ chúng học hành ở thành phố.

Bố mẹ ông Ngô qua đời để lại căn nhà ở quê cho em trai, ông cũng có 2 căn phòng rộng trong đó. Tuy nhiên ông nói với các em rằng cứ sử dụng phòng thoải mái vì ông vẫn sống trên thành phố cùng các con. Ông chưa có ý định về quê an hưởng tuổi già.

Ông lão U70 về quê sống cùng em trai, góp 5 triệu đồng/tháng vẫn mâu thuẫn: Vì 1 chữ mà đánh mất tình thân - Ảnh 1.

Người đàn ông dành cả nửa đời lo toan cho em trai. Ảnh minh họa: Internet

Tuy nhiên, sau khi vợ mất, ông Ngô bệnh tật liên miên. Ông nảy ra ý định về quê sống để tận hưởng sự yên bình thay vì cứ ở thành phố chật chội, bon chen. Hơn nữa, nếu ông về quê cũng được đoàn tụ với em trai, anh em dễ bề chăm sóc lẫn nhau. Nghĩ vậy, ông gọi điện cho em trai nói về ý định của mình, người này đồng ý ngay.

Ông Ngô từ biệt con cái, trở về ngôi nhà nhỏ bố mẹ để lại. Ông quyết định sẽ dùng phòng mình làm kho để đồ và sinh hoạt cùng em trai. Người xung quanh đều cảm thấy ngưỡng mộ tình cảm của ông Ngô và em mình sau chuyện này.

Sống chung 2 tháng đã mâu thuẫn

2 tháng đầu ở cùng em trai, ông Ngô cảm nhận rõ sự yên bình. Hàng tháng người đàn ông ngoài 60 tuổi đều gửi cho em dâu 1.500 NDT (5 triệu đồng) tiền sinh hoạt. Vì biết em có hoàn cảnh khó khăn hơn mình nên ông còn bỏ thêm tiền mua thêm đồ đạc, thực phẩm…

Thời gian sau, ông Ngô thường trở lại thành phố thăm con trai. Một tháng ông chỉ ở nhà khoảng 15 ngày, còn lại là lên thành phố. Vì vậy ông chỉ gửi cho em dâu 1.000 NDT (3,3 triệu đồng) tiền sinh hoạt mỗi tháng. Kể từ lúc này em dâu có vẻ không thoải mái. 

Ông Ngô nhận thấy người này thường tỏ ra khó chịu, thậm chí còn mua ít thức ăn hơn trước. Ông cũng bắt gặp vợ chồng em trai mua đồ ăn ngon nhưng không mời ông tiếng nào, có lẽ là do ông góp ít tiền sinh hoạt hơn.

Ông lão U70 về quê sống cùng em trai, góp 5 triệu đồng/tháng vẫn mâu thuẫn: Vì 1 chữ mà đánh mất tình thân - Ảnh 2.

Ông Ngô tưởng được hưởng cuộc sống yên bình ở quê, ai ngờ nhận bài học đắt giá. Ảnh minh họa: Internet

Sau nhiều đêm không ngủ, ông Ngô quyết định sẽ dọn dẹp căn phòng của mình để sống riêng. Lúc này người đàn ông 62 tuổi vẫn góp tiền điện nước cho vợ chồng em trai vì sống chung nhà. Tuy nhiên, ông luôn phải trả phần nhiều hơn.

Ông Ngô kể chuyện này với con trai và quyết định quay trở về nhà ở thành phố. Ông lão U70 nhận ra vợ chồng người em chỉ vì đồng tiền mà đối xử khác hẳn với mình. Cả đời họ được ông giúp đỡ nhưng chỉ vì chữ tiền mà tình thân rạn nứt. 

Chúng ta dù ở độ tuổi nào cũng nên sống 1 cuộc đời độc lập. Nếu như có thể chúng ta nên sống riêng, tự chăm sóc mình và tự chủ về tài chính. Đây mới là cuộc sống đáng có, giúp ta không rơi vào những tình huống khó xử. 

Theo Toutiao

Theo Huyền Giang

Cùng chuyên mục
XEM