Nước Mỹ nhớ Barack Obama

02/05/2016 11:04 AM | Sống

Trong suốt hai nhiệm kỳ, ông Obama gần như không hề có bất kỳ vụ bê bối nào. Nhìn chung, ông và nội các của mình luôn cư xử đúng mực.

Cuộc bầu cử năm 2016 của nước Mỹ đã khởi động và có lẽ không ít người Mỹ sẽ cảm thấy đôi chút kỳ lạ: họ nhớ Barack Obama. Tất nhiên họ không đồng ý với nhiều quyết sách của ông Obama và thậm chí thất vọng với những gì ông đã làm được trong suốt 8 năm qua.

Trước thềm sự kiện 4 năm mới có 1 lần, ai cũng hi vọng rằng nhiệm kỳ tiếp theo sẽ là một khởi đầu mới. Tuy vậy, trong chiến dịch tranh cử năm nay chất chứa nhiều điều kỳ lạ.

Những phẩm chất và năng lực lãnh đạo của ông Obama, cũng là những gì người Mỹ luôn nhận định là đương nhiên phải có ở một vị lãnh đạo, đột nhiên biến mất và tuyệt nhiên không xuất hiện ở những người đang chạy đua vào Nhà Trắng.

Phẩm chất đầu tiên, và cũng là quan trọng và cơ bản nhất, ở một nhà lãnh đạo chính là sự ngay thẳng. Trong suốt hai nhiệm kỳ, ông Obama không hề có bất kỳ vụ bê bối nào. Nhìn chung, ông và nội các của mình luôn cư xử đúng mực.

Trong suốt tám năm, chúng ta không thấy bất kỳ một vụ bê bối nào liên quan đến ông Obama. Nhưng hãy thử nhìn lại nhiệm kỳ của Reagan và Clinton; sự kiện bê bối với lực lượng Contra tại Iran và chuyện ngoại tình với cô thực tập sinh Lewinsky đã chôn vùi hoàn toàn hai vị tổng thống này.

Còn hiện nay, bà Hilary Clinton liên tục phải tổ chức các cuộc họp báo nhằm bảo vệ hình ảnh của bản thân, cũng như cố gắng phủi sạch bằng chứng liên quan đến các quyết định của bà. Ông Obama chưa bao giờ phải làm điều tương tự. Vợ chồng ông đã để lại những ấn tượng tốt đẹp.

Phẩm chất thứ hai của một nhà lãnh đạo là lòng nhân đạo. Trong chiến dịch chạy đua vào Nhà Trắng năm nay, quý ngài Donald Trump cam kết sẽ cấm cửa người Hồi giáo nhập cư vào nước Mỹ và gây nên một làn sóng phẫn nộ.

Trong khi đó, trước đây, ông Obama đã từng đến một nhà thờ Hồi giáo, nhìn vào mắt từng người Hồi giáo ở đó, có một bài phát biểu tuyệt vời và nhấn mạnh rằng họ chính là công dân Mỹ.

Ông Obama thể hiện sự quan tâm và tôn trọng người khác hết lần này đến lần khác. Hãy thử tưởng tượng thế này. Nếu ông Barack Obama cùng phu nhân Michelle Obama tham gia tổ chức từ thiện mà bạn cũng đang là thành viên ở đó, bạn chắc hẳn sẽ vô cùng hạnh phúc.

Nếu đổi lại người tham gia là Ted Cruz, liệu bạn còn có thể nói điều tương tự? Lòng nhân đạo của một vị tổng thống được thể hiện ngay trong những khoảnh khắc quan trọng ít ai ngờ tới.

Phẩm chất thứ ba là sự quả quyết khi đưa ra quyết định. Mặc dù cấp dưới cảm thấy thất vọng vì đôi khi ông Obama không làm theo ý kiến họ đề xuất, nhưng họ hiểu rõ rằng vị tổng thống đáng kính này luôn cân nhắc kỹ càng đề nghị của họ.

Mục tiêu cơ bản của ông Obama là phát huy tối đa những giá trị của bản thân trong phạm vi cho phép của một tình huống cụ thể. Ngược lại, Bernie Sanders luôn mù quáng đi theo những giá trị của mình mà quên đi tình hình thực tế.

Hãy thử lấy ví dụ về vấn đề dịch vụ y tế. Việc ông Obama thông qua chương trình bảo hiểm y tế bắt buộc Obamacare là một bước đi dũng cảm và đã mang lại cho ông chiến thắng thuyết phục trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ.

Trong mục Bloomberg View, Megan McArdle chỉ ra rằng dịch vụ của Obamacare không chỉ để phục vụ một phần nhỏ người dân nước Mỹ.

Trong khi đó, chính sách của ứng viên Sanders lại hoàn toàn ngược lại; Sanders đã hủy hoại ngành kinh doanh bảo hiểm y tế và đồng thời tăng đáng kể mức thuế. Và đương nhiên, hành động này đã gây ra tình hình bất ổn xã hội nghiêm trọng.

Có thể Tổng thống Obama đã quá cẩn trọng, đặc biệt là trong vấn đề Trung Đông, nhưng ít nhất ông cũng có thể nhìn nhận chính xác tình hình thực tế.

Phẩm chất thứ tư là sự thong dong ngay cả khi phải chịu áp lực. Bạn còn nhớ cách ứng xử của Marco Rubio trong cuộc tranh luận cuối cùng không? Ông ấy cầm chai nước, mở ra trong khi tay đầy mồ hôi và hành động cứng nhắc.

Một số người sẽ cho rằng quá tự tin là một trong những khuyết điểm của ông Obama. Tuy nhiên, một tổng thống cần phải biết cách cân bằng khi bị áp lực. Ông Obama đã làm được điều này, đặc biệt là trong suốt cuộc khủng hoảng tài chính.

Cuối cùng, một phẩm chất cần có của một vị lãnh đạo là sự lạc quan linh hoạt. Các chiến dịch tranh cử của Sanders, Trump, Cruz hay Ben Carson chẳng khác gì những câu chuyện đồi trụy đầy bi quan khiến người ta nghĩ rằng nước Mỹ đang trên bờ vực sụp đổ. Chỉ có hi vọng và cơ hội mới cho con người động lực. Còn sợ hãi, hoài nghi và tuyệt vọng chẳng đem lại điều gì hết. Không như những ứng cử viên khác, ông Obama không hề tỏ ra thích thú với vấn đề này.

Nhưng đương nhiên là ông Obama cũng không phải là người hoàn hảo. Đôi khi, ông cũng khinh khỉnh, khép kín, tức giận và ích kỷ. Tuy nhiên, trong thế giới đầy rẫy bất ổn này, ở ông Obama tỏa ra ánh sáng lấp lánh của sự ngay thẳng, lòng nhân đạo, lịch thiệp và đúng mực.

Theo Mai Nguyễn

Cùng chuyên mục
XEM