Nước máy chưa phải đã an toàn 100%

16/11/2016 18:59 PM | Sống

Theo Cục Y tế Dự phòng Việt Nam, nước máy chưa phải là nguồn nước sạch hoàn toàn, chỉ đạt 65,2% độ an toàn.

Cục quản lý Tài nguyên và Môi trường cho rằng, 80% trường hợp bệnh tật ở Việt Nam do nguồn nguồn nước bị ô nhiễm gây ra. Những bệnh này thường là bệnh nan y nguy hiểm hoặc ảnh hưởng đến chất lượng sống của con người như tả, lỵ, viêm da, ung thư…

Theo “Điều tra chất lượng nước sinh hoạt” của Cục Y tế Dự phòng Việt Nam (QĐ 09/2005/BYT/QĐ), nước máy chưa phải là nguồn nước sạch hoàn toàn, chỉ đạt 65,2% độ an toàn. Đó là chưa kể việc đường ống dẫn nước vỡ nứt thường xuyên khiến vi khuẩn, kim loại nhiễm vào nguồn nước.

Nước máy tuy sạch nhưng vẫn còn tồn chứa nhiều nguy cơ chứa kim loại nặng như Ca+, Mg+ … gây đóng cặn các thiết bị; nhóm chất phụ phẩm Trihalomethanes (THMs) tạo ra khi Clo được sử dụng để khử trùng nguồn nước có thể không tốt cho sức khỏe….

Nhiều gia đình ở vùng chưa có nước máy thì kém may mắn hơn vì phải dùng nước giếng khoan. Đặc điểm của nước giếng khoanở sâu dưới lòng đất nên chứa nhiều muối vô cơ. Ở một số vùng, nước giếng khoan thường bị nhiễm Phèn, Sắt, Canxi, Asen, Mangan, Amoni, Magie, thậm chí là Asen, Chì, thuốc bảo vệ thực vật….

Nếu sử dụng nguồn nước này trong thời gian dài sẽ gây ra rất nhiều bệnh tật như: sỏi thận, viêm da thậm chí là ung thư. Bên cạnh đó, cặn còn gây hư hỏng các thiết bị sử dụng nước như: máy giặt, ấm đun nước, bình nước nóng, vòi sen, gương.

Thực tế cho thấy thời gian gần đây xuất hiện nhiều vùng ung thư, làng ung thư do nguồn nước ô nhiễm nhưở Phú Thọ, Thanh Hóa, Nghệ An…

Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt - QCVN 02:2009/BYT), nước sạch là nguồn nước: trong, không màu, không mùi, không vị, không chứa các chất độc và vi khuẩn gây bệnh cho con người. Do đó, người tiêu dùng cần phải biết nước nhà mình đã sạch chưa để đưa ra phương án xử lý.

M.Lan

Cùng chuyên mục
XEM