Nợ công đến mức nào là đủ, là an toàn?

27/05/2016 14:50 PM | Kinh tế vĩ mô

Bởi khi chính phủ phải gánh mức nợ công cao, câu hỏi được đặt ra ra liệu áp dụng chính sách thắt lưng buộc bụng để trả nợ tốt hơn hay tận dụng mức lãi suất thấp để đầu tư phát triển? Đây là câu hỏi ở tầng kinh tế vĩ mô.

Nợ công ở các nước giàu bùng nổ trong giai đoạn 2007-2012, từ trung bình 53% lên gần 80% GDP. Có người nghĩ đó là một vấn đề và nói chính phủ cần phải cố hết sức để cắt giảm nợ. Nhưng quan điểm này không giống với một tài liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng trả sạch nợ chưa hẳn là một ý hay. Vậy nợ công đến mức nào là đủ, là an toàn?

Theo tạp chí chuyên về kinh tế The Economist của Anh, các kinh tế gia của IMF tính toán rằng nếu một chính phủ có thể, họ sẽ chọn mức nợ công thấp. Cuối cùng thì khi nợ công cao, các chính phủ phải áp những mức thuế không hề dễ chịu lên người dân và doanh nghiệp để lấy tiền trả nợ. Thuế cao là gánh nặng của cả nền kinh tế. Nhưng vấn đề thường không đơn giản như thế.

Nợ cao vẫn an toàn?

Bởi khi chính phủ phải gánh mức nợ công cao, câu hỏi được đặt ra ra liệu áp dụng chính sách thắt lưng buộc bụng để trả nợ tốt hơn hay tận dụng mức lãi suất thấp để đầu tư phát triển? Đây là câu hỏi ở tầng kinh tế vĩ mô.

Câu trả lời phụ thuộc vào “không gian tài chính” của chính phủ đó. Nói đơn giản, nợ nhiều nhưng làm ra nhiều khác với nợ nhiều nhưng làm ra rất ít. Ở đây có một khái niệm quan trọng là tỷ lệ “nợ/GDP”. Moody, một hãng đánh giá tín nhiệm, thường dựa vào tỷ lệ này để xếp hạng độ an toàn và ổn định của các quốc gia. Các nước có thể được xếp hạng dựa vào mức độ nợ/GDP và khả năng trả nợ bền vững.

Đối với các quốc gia được xếp vào khu vực màu đỏ hay vàng đậm trên bảng xếp hạng của Moody, điều chắc chắn là họ phải hành động để giảm nợ. Nhưng đối với các quốc gia ở khu vực màu xanh (Mỹ hay Brazil, nước tuy ngấp nghé khu vực màu vàng nhưng vẫn trong nhóm màu xanh), các chuyên gia IMF nói: đừng lo về nợ của các anh.

Với những nước này, tăng thuế và cắt giảm các khoản chi tiêu cần thiết để giảm nợ thậm chí còn gây hại hơn nhiều. Ví dụ một quốc gia ở khu màu xanh muốn giảm nợ từ mức 120% về 100% GDP. Người ta tính toán rằng cái giá phải trả cho việc tăng thuế (ví dụ số việc làm mất đi) còn cao hơn lợi ích nó mang lại.

Vậy họ nên làm gì trong trường hợp này? IMF cho rằng, tốt nhất là để nền kinh tế tiếp tục tốc độ tăng trưởng. Về lâu dài, nếu nền kinh tế tăng trưởng nhanh hơn nợ, gánh nặng nợ công tự nhiên sẽ giảm xuống vì tỷ lệ nợ/GDP đã giảm đi. Như vậy, theo IMF, nợ công cao hay thấp không quan trọng bằng tỷ lệ nợ/GDP và tốc độ, chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế. Khi bàn về nợ công, nhiều nhà kinh tế thường lấy ví dụ về các quốc gia trong liên minh thuế quan CAN gồm bốn nước Nam Mỹ là Bolivia, Colombia, Ecuador và Peru.

Những nước này đã làm mất đi cơ hội tăng trưởng vì nợ nần quá nhiều? Năm 2010, hai nhà kinh tế là Carmen Reinhart và Kenneth Rogoff của Đại học Harvard cho rằng tốc độ tăng trưởng của một quốc gia sẽ chậm lại đáng kể khi tỷ lệ nợ công/GDP đạt mức 90%. Ít ai bị thuyết phục với lý luận này. Rồi năm 2013, ba nhà kinh tế của Đại học Massachusetts Amherst phát hiện ra rằng lỗi tính toán đã làm lệch kết quả nghiên cứu của Carmen Reinhart và Kenneth Rogoff.

Tài liệu của IMF đưa ra năm 2014 lại một lần nữa thách thức lý luận của bà Reinhart và ông Rogoff. Sử dụng các số liệu nợ và tăng trưởng từ năm 1821 đến 2012, các tác giả của IMF phát hiện ra rằng, tăng trưởng GDP trên đầu người diễn ra chậm hơn ở những quốc gia có tỷ lệ nợ công trên 90%, khi soi chiếu vào số liệu các năm.

Nhưng có nhiều khía cạnh mà sự tăng trưởng chậm lại được tạo ra bởi các nhân tố không liên quan gì đến nợ công. Ví dụ, tăng trưởng của các nước với nợ công ở mức hơn 135% GDP chủ yếu chậm lại do hai nền kinh tế Nhật Bản và Đức sụp đổ, năm 1945.

Nhưng nợ công bao nhiêu mới là tốt?

Nếu xem xét mức độ nợ công trung bình trong giai đoạn 15 năm, không có bằng chứng nào cho thấy các quốc gia với mức nợ trên 80% GDP tăng trưởng chậm hơn. Thậm chí những nước với tỷ lệ nợ 200% như nước Anh sau Thế chiến II vẫn có những mức tăng trưởng trung hạn vững chắc.

Số nợ tuyệt đối do vậy không quan trọng bằng “quỹ đạo nợ”. Các nước với mức nợ công tăng dần sẽ chịu đựng mức tăng trưởng chậm dần. Dễ thở hơn là các nước có nợ công giảm dần, cho dù số nợ đã ở mức cao. Ở các nước có nợ công tăng dần, thâm hụt ngân sách khiến nền kinh tế dễ mất ổn định hơn. Theo tạp chí Vox, có nhiều tranh cãi tồn tại bấy lâu nay về câu hỏi, tỷ lệ nợ công bao nhiêu là tốt. Câu trả lời phổ biến là 60%. Có nghĩa là vượt quá mức này có thể đe dọa sự ổn định tài chính quốc gia. Đối với các nước đang phát triển, các quốc gia mới nổi lên, 40% là tỷ lệ được đề xuất và tỷ lệ này không nên bị phá vỡ trong dài hạn.

Tất nhiên, như nói ở trên, không thể có một tỷ lệ tốt nhất áp dụng chung cho các nước bởi tốc độ, quy mô và chất lượng tăng trưởng của mỗi nước khác nhau.

Theo Nguyễn Xuân Thủy

Cùng chuyên mục
XEM