Nielsen: 81% người tiêu dùng Việt lạc quan về tài chính

16/12/2016 09:25 AM | Kinh doanh

81% người Việt cho rằng tình hình tài chính của họ khả quan hơn (42% tốt hơn rất nhiều và 39% tốt hơn), cao nhất Đông Nam Á. Tiếp đó là Indonesia với 73%.

Người tiêu dùng Đông Nam Á tăng chi tiêu cho các sản phẩm cao cấp

Người tiêu dùng ở khu vực Đông Nam Á ngày càng có xu hướng chi tiêu nhiều hơn và chính điều này đang tạo nên một làn sóng nhu cầu về các sản phẩm cao cấp, đặc biệt là các sản phẩm trong ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCGs). Doanh số của sản phẩm thuộc phân khúc “cao cấp”— là các sản phẩm có giá cao hơn mức giá trung bình của toàn ngành hàng ít nhất 20%, theo định nghĩa của Nielsen, đang tăng trưởng ở mức độ chóng mặt.

Chỉ trong khoảng thời gian từ 2012 – 2014, các phân khúc cao cấp ở khu vực Đông Nam Á đã tăng tưởng 21%, cao gấp đôi so với dòng sản phẩm phổ thông và giá rẻ (8% và 10%, theo thứ tự tương ứng), theo báo cáo “Cao cấp hóa” (Premiumisation) được công bố bởi Nielsen ngày 15/12.

“Hoàn toàn không có nghi ngờ gì khi nói rằng các sản phẩm ở phân khúc phổ thông đang chiếm lĩnh thị trường Đông Nam Á, nhưng chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi rõ rệt của tầng lớp trung lưu trong khu vực khi họ tăng chi tiêu cho các nhãn hàng cao cấp nhiều hơn. Hiện tượng này chính là động lực thúc đẩy các nhà sản xuất “cao cấp hóa” các sản phẩm của mình bằng cách đầu tư cải tiến sản phẩm và cung cấp với mức giá cạnh tranh hơn” – ông Nguyễn Anh Dũng, Trưởng Bộ phận Dịch vụ đo lường bán lẻ, Nielsen Việt Nam, nói.

Nghiên cứu này xác định các thuộc tính mà người tiêu dùng đang tìm kiếm trong các sản phẩm cao cấp, và cũng chỉ ra những lý do cơ bản đằng sau thúc đẩy họ mua các sản phẩm đó. Nielsen đã nghiên cứu khái niệm “cao cấp” có ý nghĩa như thế nào đối với người tiêu dùng và xác định những ngành hàng nào mà người tiêu dùng sẵn sàng chi trả cho mức giá cao hơn. Bên cạnh đó, bởi vì sự sẵn sàng chi trả cho những sản phẩm cao cấp được hình thành chủ yếu bởi cách người tiêu dùng cảm nhận như thế nào về tình hình tài chính của họ. Do đó Nielsen nghiên cứu ở khía cạnh về nhận thức khả năng chi tiêu của họ.

81% người Việt cho biết tình hình tài chính của họ tốt hơn trong giai đoạn 2012 – 2014 so với thời gian trước


Báo cáo của Nielsen vừa được công bố ngày 15/12.

Báo cáo của Nielsen vừa được công bố ngày 15/12.

Theo Nielsen, mức thu nhập đóng một vai quan trọng trong việc người tiêu dùng cảm nhận như thế nào về khả năng chi tiêu của họ. Điều này được nhấn mạnh thêm khi có đến hơn phân nửa (69%) người tiêu dùng ở khu vực Đông Nam Á; với tỷ lệ cao nhất là Việt Nam (81%) và Indonesia (73%) nói rằng họ đang có tình trạng tài chính tốt. Chỉ có 2% người Việt nói là tình hình tài chính của họ thực sự không tốt.

Trong khi đó, số người Singapore và Malaysia cho rằng tài chính của họ ổn hơn giai đoạn trước lại thấp ở các quốc gia khác trong khu vực. Chỉ có 10% người Singapore và 15% người Malaysia nói rằng chuyện tiền bạc của họ khả quan hơn rất nhiều. Con số này ở Thái Lan cũng chỉ dừng ở mức 17% so với 42% của Việt Nam.

Thế Trần

Cùng chuyên mục
XEM