Những sản phẩm xa xỉ được đo lường bằng cách nào?

04/07/2016 19:52 PM | Sống

Trong quá trình đánh giá một thương hiệu hay một sản phẩm xa xỉ, chúng ta phải xem xét tới hai yếu tố hữu hình và vô hình của thương hiệu hay những sản phẩm này.

Chúng ta hẳn không còn quá xa lạ với thuật ngữ “xa xỉ” khi nói về những món đồ hàng hiệu đắt tiền mà thậm chí có những khi bạn phải bỏ ra cả một gia tài mới có thể sở hữu được. Vậy, một món đồ được gọi là xa xỉ thì ngoài những tiêu chí dễ nhận thấy như bền đẹp, chất lượng thì xa xỉ được đo lường bằng cách nào?

Bài viết dưới đây sẽ giúp độc giả, đặc biệt là những người làm marketing có một cái nhìn mới mẻ về cách đo lường sự xa xỉ của một hàng hóa hay thương hiệu.


Sản phẩm đẹp và có tính phức tạp được sản xuất tại những nước tiên tiến.

Sản phẩm đẹp và có tính phức tạp được sản xuất tại những nước tiên tiến.

Các quốc gia có trình độ phát triển tiên tiến là những nước có khả năng sản xuất ra những sản phẩm đẹp nhất và tinh xảo nhất với độ phức tạp cao. Để làm được điều đó, họ đã biết kết hợp sáng tạo giữa kiến thức và những khả năng đặc biệt của mình, ví dụ như kỹ thuật thủ công lành nghề cổ điển pha trộn với kỹ thuật và công nghệ tiên tiến.

Tất nhiên là với cùng một phương thức sản xuất thì bất kỳ một nhãn hiệu nào cũng có thể học hỏi để áp dụng. Song với những thương hiệu xa xỉ, chúng ta xem xét chúng như là một xã hội thu nhỏ bao gồm những cá nhân cùng lao động hết mình, để đạt được cùng một mục tiêu chung, và dùng những kiến thức và khả năng của mình để phục vụ cho sự thịnh vượng của thương hiệu đó.

Con người là yếu tố quyết định


Đồng hồ Grandmaster Chime của hãng Patek Philippe

Đồng hồ Grandmaster Chime của hãng Patek Philippe

Nguồn dữ liệu kiến thức quý giá nhất trên Thế giới không phải là Internet mà nằm bên trong con người bởi chính chúng ta đã xây dựng nên những dự liệu đó. Hơn nữa, thứ mà bạn không thể lưu trữ trong các cơ sở dữ liệu ấy chính là cảm giác trên mỗi đầu ngón tay khi ai đó điều chỉnh dù chỉ là một chi tiết nhỏ hay một sự thay đổi về góc nhìn, âm thanh và mùi vị.

Nếu muốn xác định rõ đặc điểm của một thương hiệu nào đó, chúng ta phải nhìn vào những “thành tích” của nó. Nhưng không phải dựa trên sự đắt đỏ hay số lượng các sản phẩm được bán ra mà phải dựa trên lượng tri thức, kỹ xảo và sự lành nghề mà người thợ đã dồn hết tâm lực vào mỗi sản phẩm.

Với bất kỳ một thương hiệu nào, phần lớn sản phẩm làm ra là để duy trì sự tồn tại của công ty và hỗ trợ cho việc xây dựng thương hiệu. Nhưng những chỉ những sản phẩm độc đáo nhất có thể cho chúng ta thấy sự xuất sắc và điêu luyện của họ để đạt được những thành tựu nổi bật so với những đối thủ khác trong cùng một ngành công nghiệp.


Rượu Organoleptic Piano trong bộ sưu tập Masterpiece Collection Cuvée của hãng Camus

Rượu Organoleptic Piano trong bộ sưu tập Masterpiece Collection Cuvée của hãng Camus

Ví dụ, một trong những kiệt tác góp phần khẳng định thêm tên tuổi của thương hiệu Patek Philippe là chiếc Grandmaster Chime được sản xuất để kỷ niệm “sinh nhật” lần thứ 175 của hãng.

Với Camus, đó có thể là những bộ sưu tập Masterpiece Collection Cuvée 5.150 được sáng tào dành riêng cho lễ kỷ niệm 150 năm ra đời của thương hiệu. Với hãng Bulgari, đó có thể là chiếc dây chuyền Sapphire Sautoir kinh điển hay bộ sưu tập đồng hồ rắn sang trọng.

Lượng tri thức và kỹ năng cần thiết để sáng tạo ra những kiệt tác cũng là độc đáo, thậm chí là độc nhất đối với các thương hiệu xa xỉ. Nó không chỉ xác định thành tích của các thương hiệu đó trong quá khứ mà còn có giá trị bền vững đến tương lai.
Lượng tri thức và kỹ năng cần thiết để sáng tạo ra những kiệt tác cũng là độc đáo, thậm chí là độc nhất đối với các thương hiệu xa xỉ. Nó không chỉ xác định thành tích của các thương hiệu đó trong quá khứ mà còn có giá trị bền vững đến tương lai.

Văn hóa xuất sắc và vượt trên sự xa xỉ (Meta-luxury)

Trong cuốn Thương hiệu và Văn hóa của sự xuất sắc xuất bản năm 2012, tác giả Rebecca Robins và Manfredi Ricca, đồng thời là hai Giám đốc tại Interbrand- công ty tư vấn thương hiệu lớn nhất trên Thế giới- đã xác định lại những quan điểm mơ hồ về sự xa xỉ và đưa ra một khái niệm mới đó là” xa xỉ vượt trên sự xa xỉ” (Meta-luxury).

Hai tác giả đã chỉ ra 4 “trụ cột” cần thiết để đạt được sự xuất sắc, đó là: sự lành nghề, sự nổi bật hay rõ nét, lịch sử và sự hiếm có của sản phẩm. Họ cũng định nghĩa Meta-luxury như một mô hình doanh nghiệp dựa trên sự theo đuổi tri thức, mục đích và sự trường tồn với thời gian để tạo nên một thành tựu độc đáo.

Trong quá trình đánh giá một thương hiệu, chúng ta phải xem xét đến cả hai yếu tố hữu hình và vô hình của công ty (các tài sản), và yếu tố vô hình của thương hiệu (tài sản thương hiệu). Tài sản thương hiệu bao gồm các nhân tố chính là lòng trung thành của khách hàng, mức độ nhận biết cũng như ý định mua hàng của họ. Tuy nhiên, trong định giá thương hiệu không có chỉ số nào cho ta biết có bao nhiêu sự khéo léo hay lành nghề, sự nổi bật, lịch sử và tính hiếm có của một con người hay sản phẩm.

Nhờ có chỉ số Meta-luxury mà hai tác giả Rebecca Robins và Manfredi Ricca đưa ra, chúng ta không chỉ đo lường được mức độ phức tạp của lượng tri thức bỏ ra trong một thương hiệu hay một sản phẩm, xem xét giá cả của những hàng hóa xa xỉ mà còn đánh giá được giá trị của thương hiệu của đó nữa.

Theo đó, công nghệ và quy trình cải tiến càng phức tạp, thiết kế và phương thức sản xuất càng tỉ mỉ, tinh xảo thì chỉ số Meta-luxury càng cao.
Theo đó, công nghệ và quy trình cải tiến càng phức tạp, thiết kế và phương thức sản xuất càng tỉ mỉ, tinh xảo thì chỉ số Meta-luxury càng cao.

Chỉ số Meta-luxury có thể được sử dụng như một công cụ marketing cho bất cứ công ty nào trong việc định vị thương hiệu và giúp khách hàng phân biệt thương hiệu này với thương hiệu khác thông qua lượng tri thức trong mỗi sản phẩm mà họ mua.

Qua đó, các thương hiệu trong ngành công nghiệp xa xỉ sẽ từ đó mà không ngừng cải thiện chỉ số Meta-luxury của mình bằng cách đầu tư vào Văn hóa xuất sắc và thúc đẩy cả ngành cùng nỗ lực để vươn tới sự hoàn thiện.

Khánh An

Cùng chuyên mục
XEM