Những lý do bất ngờ khiến khóa điện tử phát triển nhanh gấp hàng chục lần nhà thông minh

24/05/2018 17:30 PM | Kinh doanh

Hầu hết các căn hộ mới xây dựng tại TP.HCM và Hà Nội trong vài năm gần đây đều sử dụng công nghệ nhà thông minh (Smarthome). Tuy nhiên, khóa điện tử là một thiết bị dùng trong Smarthome nhưng lại có tiềm năng tăng trưởng cao hơn gấp hàng chục lần lần Smarthome. Do đâu lại có sự khác biệt này?

Smarthome mới vào các căn hộ cao cấp

Khoảng cuối năm 2017, Tập đoàn Vingroup tiến hành bàn giao nhà ở hai dự án lớn là Park Hill Premium (thuộc tổ hợp Time City tại Hà Nội) và Vinhome Central Park (Tân Cảng, TP.HCM). Đáng chú ý là hàng chục ngàn căn hộ của hai dự án này đều sử dụng công nghệ Smarthome. Park Hill Premium hợp tác với hãng Schneider của Pháp còn Vinhome Central Park sử dụng công nghệ của hãng TIS (Mỹ).

Smarthome khá quen thuộc khoảng 10 năm qua tại thị trường Âu Mỹ nhưng còn khá xa lạ với người dân Việt Nam. Smarthome là căn nhà sử dụng các thiết bị thông minh dựa trên nền tảng công nghệ internet vạn vật (Internet of things - IoT). Tất cả các thiết bị được kết nối và điều khiển bằng một thiết bị trung tâm như máy tính bảng hoặc điện thoại. Theo website chuyên thống kê về Smarthome là Mysmahome.com, thị trường Smarthome toàn cầu đạt giá trị 3,3 tỷ USD trong năm 2017 và có thể đạt 9,4 tỷ USD vào năm 2021. Trong đó, châu Á là khu vực có tốc độ phát triển nhanh nhất.

Thái Lan và Việt Nam là những quốc gia có tiềm năng phát triển cao. Theo trang Statista.com, thị trường Smarthome Việt Nam sẽ đạt giá trị 45 triệu USD năm 2018 và đạt đến 319 triệu USD vào năm 2022, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) khoảng 63%. Những con số này khá tương đồng với thị trường Thái Lan.

Tiềm năng thị trường rất lớn nhưng quy mô và sự phát triển của Smarthome còn chậm do nhiều lý do. Trước hết là do giá bán còn khá cao so với nhu cầu người dân. Bởi vậy công nghệ này mới chỉ phổ biến ở một vài dự án bất động sản cao cấp tại Việt Nam. Theo doanh nhân Hoàng Tuấn Anh, Giám đốc Công ty Vũ Trụ Xanh – đơn vị phân phối khóa điện tử PHG Lock và nằm trong top 2 tại thị trường TP.HCM, cần 10-15 năm nữa để công nghệ Smarthome phổ biến ở Việt Nam.

Cùng với giá bán, chi phí lắp đặt cao cũng là rào cản khiến Smarthome phát triểm chậm. Ngay cả các thị trường phổ biến về công nghệ này như Mỹ hay Úc, người dân cũng không sử dụng nhiều vì chi phí lắp đặt khá cao. Chi phí nhân công trung bình ở Mỹ khoảng 200-300 USD/ngày trong khi cần vài ngày để thi công xong hệ thống. Còn ở Úc, theo ông Tuấn Anh, chi phí lắp đặt cho một bộ báo động chống trộm đã là 1.000 USD, còn cao hơn cả giá thiết bị.

Tại Việt Nam, một số doanh nghiệp về Smarthome cũng phát triển các gói sản phẩm giá rẻ từ vài chục đến hơn trăm triệu đồng cho mỗi căn nhà. Tuy nhiên, nhận thức về Smarthome và am hiểu về công nghệ của đa số người dân còn chưa phổ biến, khiến thị trường này chưa phát triển mạnh.

Rào cản lớn nhất, theo trang BusinessInsider, là khó khăn về tích hợp hệ thống. Smarthome hiện nay đang sử dụng nhiều công nghệ kết nối và điều khiển khác nhau, như Bluetooth, Wifi, Zigbee, Z-Wave… Các hộ gia đình thường sử dụng thiết bị riêng lẻ dùng các công nghệ kết nối khác nhau. Khi cần kết nối tất cả các thiết bị lại thì sẽ rất tốn kém, vì phải thay thiết bị mới để phù hợp một chuẩn kết nối duy nhất.

Do đó, Statista.com cho rằng tại Việt Nam, các thiết bị gia đình thông minh sẽ phát triển nhanh hơn Smarthome hàng chục lần. Theo đánh giá của trang này, số hộ gia đình sử dụng Smarthome trong năm 2018 chỉ đạt 0,8% trong tổng quy mô thị trường 45 triệu USD và tăng lên 5,3% vào năm 2022.

Thiết bị thông minh riêng lẻ sẽ đi trước Smarthome

Theo trang Mysmahome.com, các thiết bị phát triển nhanh hơn cả là khóa điện tử, camera và thiết bị wifi. Tại thị trường Việt Nam và Thái Lan, khóa điện tử là thiết bị dẫn đầu nhóm sản phẩm này, vì đây là sản phẩm không thể thiếu của người dân. Trong những chuyến khảo sát thị trường gần đây, ông Tuấn Anh cũng thấy rằng khóa cửa thông minh là sản phẩm phổ biến nhất tại Mỹ và châu Âu.

Tại Việt Nam, khóa điện tử hay khóa vân tay đã phát triển khoảng 5 năm trở lại đây. Thị trường này đang do các thương hiệu nước ngoài thống trị, chẳng hạn như Gateman (Hàn Quốc), Yale (Mỹ) hay PHGLock (Úc)… Ông Tuấn Anh ước tính, quy mô thị trường không dưới 10.000 tỷ đồng, nếu mỗi nhà dùng nhiều hơn 1 khóa thì con số sẽ tăng thêm vài lần, lên tới hàng tỷ USD.

 Doanh số của Vũ Trụ Xanh (phân phối khóa điện tử PHGLock của Úc) trong 3 năm gần đây đều tăng trung bình gấp đôi hàng năm và đạt gần 100 tỷ đồng trong năm 2017. Nếu tính trong giai đoạn 5 năm, riêng doanh số của Công ty sẽ tăng khoảng 16 lần, cao hơn 10 lần so với mức độ sử dụng Smarthome của các hộ gia đình, tạm ước tính theo dữ liệu của Statista.com.

Doanh số của Vũ Trụ Xanh (phân phối khóa điện tử PHGLock của Úc) trong 3 năm gần đây đều tăng trung bình gấp đôi hàng năm và đạt gần 100 tỷ đồng trong năm 2017. Nếu tính trong giai đoạn 5 năm, riêng doanh số của Công ty sẽ tăng khoảng 16 lần, cao hơn 10 lần so với mức độ sử dụng Smarthome của các hộ gia đình, tạm ước tính theo dữ liệu của Statista.com.

Thị trường khóa điện tử trong 3 năm trở lại đây phát triển khá sôi động. Để nắm bắt cơ hội này và gia tăng lợi thế cạnh tranh, ông Tuấn Anh chia sẻ đang phát triển thêm sản phẩm chuông cửa thông minh. So với chuông cửa truyền thống tại Việt Nam có giá 6 triệu đồng, sản phẩm mới của Vũ Trụ Xanh chiếm ưu thế hơn hẳn khi giá bán chưa tới 4 triệu đồng mỗi sản phẩm.

Bên cạnh đó, chuông cửa thông minh cũng kết nối trực tiếp được với khóa thông minh. Tính năng này khắc phục được điểm yếu của nhiều thương hiệu lớn nước ngoài tại Việt Nam, như hãng Schneider của Pháp. Việc cài đặt phần mềm quản lý lên điện thoại của chuông cửa PHGLock khá nhanh chóng, chỉ mất khoảng 5 phút cho người đầu tiên và chừng 3 giây cho những người khác trong gia đình. Hơn nữa, người dùng sẽ được bảo hành tận nhà 2 năm và bảo trì lên đến 10 năm.

Những lý do bất ngờ khiến khóa điện tử phát triển nhanh gấp hàng chục lần nhà thông minh - Ảnh 1.

Chuông cửa thông minh cũng như khóa điện tử, là sản phẩm thiết yếu mà bất cứ hộ gia đình nào cũng cần dùng. Người ta có thể không cần dùng đến camera giám sát hay đèn thông minh nhưng nhất định phải có khóa và chuông cửa. Ngoài nhu cầu đảm bảo an toàn cho tài sản và tính mạng, chuông cửa thông minh còn thay thế được hệ thống camera chống trộm. Chuông cửa thông minh PHGLock có thể giúp chủ nhà kiểm soát tình hình căn nhà khi đang đi xa (như chống trộm, nói chuyện và mở cửa cho người thân) và gửi báo cáo về điện thoại thông minh. Đặc biệt, hầu hết những người cho thuê nhà tham gia hệ thống Airbnb tại Mỹ, đều sử dụng thiết bị này để giúp họ kết nối với người thuê mà không cần đến tận từng nhà.

Theo nghiên cứu của doanh nhân Tuấn Anh, hầu hết các căn hộ có giá từ 1 tỷ đồng trở lên tại TP.HCM đều sử dụng khóa thông minh. Đây là phân khúc mà Smarthome khó vào nhất. Từ phân khúc này trở lên đang có nhu cầu sử dụng chuông cửa thông minh rất cao. “Sự chuyển đổi nhu cầu tiêu dùng có giá trị hàng tỷ USD này đang là cơ hội lớn cho Vũ Trụ Xanh cũng như các doanh nghiệp kinh doanh các thiết bị khóa thông minh nói chung”, ông chia sẻ.

Một startup về chuông cửa thông minh tại Mỹ là Ring đã được Công ty Amazon mua lại vào cuối tháng 2/2018 với giá 1 tỷ USD. Năm 2013, Ring lúc đó là Doorbot, tham gia chương trình gọi vốn đầu tư Shark Tank của đài ABC nhưng ra về tay trắng. Từ lúc đối mặt với khả năng phá sản vì cạn vốn khi đó, đến nay, Ring đã có hơn 1.300 nhân viên với 10 sản phẩm cốt lõi được bán tại 16.000 cửa hàng. Ring thậm chí còn được tỷ phú Anh Richard Branson đầu tư sau khi ông nhìn thấy một trong những sản phẩm của công ty.

A.D

Từ khóa:  kinh doanh
Cùng chuyên mục
XEM